Chào mừng các bạn đến với diễn đàn Friendship. Chúc các bạn có những giây phút vui vẻ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Chào mừng các bạn đến với diễn đàn Friendship. Chúc các bạn có những giây phút vui vẻ

Còn gặp nhau thì hãy cứ say. Say tình say nghĩa bấy lâu nay. Say thơ, say nhạc, say bè bạn. Quên cả không gian lẫn tháng ngày


You are not connected. Please login or register

Sự thật về chiếc bát ngọt kỳ lạ

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

divacuti



Gần đây, dư luận xôn xao về một chiếc bát kỳ lạ vì bỏ bất cứ thứ nào vào đó khi ăn, uống đều có vị ngọt. Tuy nhiên, sau khi được đưa đi phân tích hóa học, các chuyên gia khẳng định, thành phần gây ngọt có trong bát rất độc, gây hại cho sức khỏe.

Sự thật về chiếc bát ngọt kỳ lạ Bathf.th
Chủ nhân chiếc bát trên là ông Trần Trọng Cử, ở khối 4, thị trấn Phố Châu - Hương Sơn (Hà Tĩnh).

Bề ngoài chiếc bát được trang trí màu lươn, nhiều hoa văn đẹp, phía trong màu vàng nhạt, đường kính miệng bát rộng 11 cm, chiều cao 5,2 cm, đường kính trôn bát rộng 4,9 cm. Từ lâu, ông Cử đã cất giấu chiếc bát này trong nhà, người ngoài không ai hay biết.

Ông Trần Trọng Cử nguyên là Trưởng ban Vật tư xe máy, thuộc nông trường 702, Binh đoàn 15 khu vực Tây Nguyên. Ông Cử kể: Vào năm 1986, có một đoàn cán bộ ra thăm và làm việc tại nông trường. Do người đông, thiếu bát đũa dùng trong bữa tiệc, chủ nhà khách ra chợ mua thêm 20 chiếc bát về để ăn cơm.

Trong lúc ăn cơm, có một vị khách lớn tuổi trách nhà khách rửa bát đũa không sạch, vì chiếc bát ăn cơm của mình có vị ngọt. Thấy vậy, ông Cử liền đem chiếc bát đó ra rửa lại thật sạch, sau đó đưa vào cho người khách kia ăn tiếp. Tuy nhiên, khi vừa ăn được vài miếng, vị khách này lại yêu cầu đổi bát. Biết có chuyện bất bình thường ở chiếc bát, ông Cử liền thay bát cho khách và lặng lẽ đưa chiếc bát ấy giấu vào ba lô của mình.

Năm 1990, ông Cử nghỉ hưu về quê sinh sống, đem câu chuyện về chiếc bát “thần kỳ” kể lại cho vợ con nghe. Thấy lạ, vợ con ông đem chiếc bát ra thử nghiệm thì đều có chung kết quả: Bỏ bất cứ thứ nào vào bát khi ăn đều thấy ngọt.

Ông Cử cho biết, mấy đứa nhỏ con ông rất thích trộn cơm nhạt vào bát để ăn. Tuy nhiên vì không rõ liệu nó có gây ra độc hại gì không nên từ lâu ông Cử không cho các con sử dụng.

Để vén bức màn bí mật này, chiếc bát đã được chuyển tới Phòng Khoa học & Kỹ thuật phân tích của Viện Hóa học để định danh chính xác chất gì đã tạo ngọt.

Tiến sĩ Vũ Đức Lợi, (Viện Hóa học) cho biết, cán bộ của Viện đã ngâm dung dịch axit axetic hàm lượng 5% trong vòng 24 giờ, sau đó lấy dung dịch đó đo trên máy quang phổ hấp thụ nguyên tử. Kết quả: hàm lượng chì có trong bát là 3,02mg/l. Điều đó cho thấy, bát có sử dụng men chì với độ dư rất cao. Đây cũng là nguyên nhân khiến bát có vị ngọt khác thường.

“Khi cho dung dịch axit vào bát, men có màu nâu dần chuyển sang màu trắng, còn dung dịch chuyển dần sang màu nâu vàng. Điều đó chứng tỏ chì đã bị thôi ra và hòa vào dung dịch”, tiến sĩ Lợi nói.

Theo tiến sĩ Lợi, hàm lượng chì này vượt gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế quy định trong đồ dùng sinh hoạt. Trước đây, từng có loại gạch men có chứa lượng chì khá cao, tuy nhiên nay không được sản xuất, sử dụng nữa. Còn trong đồ dùng sinh hoạt, chì bị cấm sử dụng để sản xuất từ lâu.

Theo các chuyên gia, lượng chì dư thừa cao như trên rất nguy hại cho sức khoẻ người dùng. “Chì sẽ tích tụ lâu dài trong cơ thể, gây ra nhiễm độc chì, các bệnh nguy hiểm như nhiễm vào máu gây ung thư gan, thận, phổi, não và ảnh hưởng hệ tim mạch...”, phó giáo sư Lê Văn Cát, Viện Hóa học cảnh báo.

Theo các chuyên gia, tuyệt đối không nên dùng chiếc bát nhiễm chì trong sinh hoạt đời sống. Khi mua bát đĩa sứ nên thử để kiểm tra độ nung và kim loại nặng độc có thể đang tồn trong bát.

Các cách thử như sau: Ngâm bát vào dung dịch giấm ăn, nếu bát có dấu hiệu trắng ra hoặc giấm đổi màu thì không nên dùng. Hoặc đổ một ít nước vào chỗ không tráng men (có thể là đế bát), nếu bát hút nước nhanh tức là xương bát nung không đủ nhiệt. Nếu bát không hút nước là bát tốt.

Ngoài ra, không nên chọn bát có nhiều màu, hoa văn, nhất là trong lòng bát. Men bát không nên quá bóng hoặc quá sần sùi, không nổi gờ. Trong khi sử dụng thấy bát có biểu hiện sần sùi, bong tróc lớp men bóng hoặc rạn thì nên thay bằng bát mới.

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết