Chào mừng các bạn đến với diễn đàn Friendship. Chúc các bạn có những giây phút vui vẻ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Chào mừng các bạn đến với diễn đàn Friendship. Chúc các bạn có những giây phút vui vẻ

Còn gặp nhau thì hãy cứ say. Say tình say nghĩa bấy lâu nay. Say thơ, say nhạc, say bè bạn. Quên cả không gian lẫn tháng ngày


You are not connected. Please login or register

CHUYỆN CÔNG SỞ

3 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1CHUYỆN CÔNG SỞ Empty CHUYỆN CÔNG SỞ Thu Nov 19, 2009 2:04 pm

nguyenmyyen



Nóng giận chốn công sở: Cũng cần có trình độ
Thời nay, một tý đụng chạm thôi cũng đủ để người ta bực tức, cáu giận, xích mích nhau. Một tý ánh mắt lạnh lùng hoặc nhìn nhau một cách khinh miệt, còn nặng hơn ngàn câu nói. Câu nói đã ghê rồi. Các cụ chẳng dạy dỗ: “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Ngài Dalai Lama viết: “Khi con người tức giận, họ mất hết cảm giác hạnh phúc. Kể cả khi bình thường, họ xinh đẹp và an lạc. Lúc tức giận, khuôn mặt trở nên xám xịt và xấu xí. Cơn giận làm rối loạn sức khoẻ và làm nhiễu loạn tất cả. Nó làm cho ta ăn mất ngon và làm cho ta già trước tuổi. Hạnh phúc, an lạc và giấc ngủ sẽ tránh xa họ.
Một tỷ lý do để nóng giận
Không phải một tỷ đâu, chỉ là một tý tôi. Thời nay, một tý đụng chạm thôi cũng đủ để người ta bực tức, cáu giận, xích mích nhau. Một tý ánh mắt lạnh lùng hoặc nhìn nhau một cách khinh miệt, còn nặng hơn ngàn câu nói. Câu nói đã ghê rồi. Các cụ chẳng dạy dỗ: “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Chả phải các cụ bảo phải nịnh nhau, để quen nghe những chuyện không thật lòng, khi ai nói trái thì mặt mũi hầm hầm, tinh thần kháng chiến tưng bừng. Không phải vậy. Ý các cụ cao siêu, tế nhị, tinh tế hơn nhiều. Các cụ chỉ muốn dạy con cháu văn phòng chúng ta, dạy từ các sếp tới nhân viên, dạy từ ngồi ghế xoay bật lộn ngửa tới ghế cứng đơ hại lưng rằng: “Đằng nào thì chúng ta cũng là con người, sống và chết, làm hay không làm, nó cũng thế thôi. Có gì thì bảo ban nhau mà làm, cái gì cũng phải công tâm một chút. Mình hại người, người hại mình, mà người hại thì lại không bằng trời hại”... Ôi giời, nghe đến đây đã thấy toát hết cả mồ hôi mẹ đến mồ hôi con.
Người mới vô thì “hung hăng” – tinh lực chưa bị rút mà. Người cũ thì bình tĩnh hơn chút, mỉm cười mà ngắm các bạn mới tưng bừng sốt sắng làm việc. Giờ thì cũng bớt ma cũ bắt nạt ma mới rồi. Có khi còn ngược lại là đằng khác.
Có cô gái nổi tiếng hiền lành trong văn phòng, thấy nhân viên mới trông cũng nhanh nhẩu mồm miệng, liền nhiệt tâm nhiệt tình mà dạy cặn kẽ công việc. Cô kia hơn đúng chàng này có vài tuổi, nhưng thế hệ đi trước rõ là “tồ” hơn thế hệ đi sau. Chả biết anh kia hoạt động thế nào mà oách thế, thăng tiến vượt bậc, tương lai “xin” lại hết việc của cô đang làm. Vui chưa.
Và con đường để thăng tiến không có chữ thực lực bền bỉ ở đây. Anh thăng tiến bằng bất cứ mọi cách, gây ức chế cho cô chị đã từng tận tuỵ hết lòng với mình. Thủ đoạn anh thiếu chi, cao cấp lắm, không phải “thị lộ” ai cũng biết đâu. Cô gái kia thì sau này hơi ân hận vì ngây thơ tự hỏi: “Sao mình nhiệt tình giúp bạn bè thế mà vẫn bị chơi nhỉ?”. Cô bảo: “Người với người đúng là chỉ để hành nhau”. Cô cắn răng chịu những gì anh chàng kia gây ra, trong vô vàn xì-trét và căm tức, bởi cuộc sống, công việc của tôi đã bị khốn đốn chỉ bởi dăm ba chuyện vớ vẩn.
Cáu thì cũng chả làm được gì. Cô lên mạng viết lăng nhăng dăm ba cái status, than phiền vớ vẩn mấy câu trên Facebook, mặt lúc lạnh, lúc nóng bừng vì như bị sỉ nhục. Đấy, nhịn nó khổ thế đấy. Chả mấy chốc mà già người.
Nóng giận cũng phải có trình độ
Nó vậy thôi, chứ nóng giận cũng phải có trình độ đấy. Chả ai lại ứng xử như ngoài đường, ngoài chợ cả. Ai người ta nóng nảy bực bội đập ình ình cái bàn, mắt quắc lên nhìn nhau nảy lửa. Ai người ta thèm cáu bẳn “đá thúng, đụng nia”... Làm gì có chuyện ấy. Giờ nóng nảy nơi công sở nó cũng cao cấp hơn. Dù gì thì từng ấy con người tối thiểu cũng đã tốt nghiệp đại học, chưa kể một đống bằng cấp danh giá sáng láng bóng người, ăn mặc sang trọng, lịch thiệp hoặc cá tính nổi ầm ầm. Ai lại xử sự như người bình thường. Không. Không có được.
Một là anh nghênh ngang, quái thèm chấp nhặt, để ý những cái bé mọn nó cứ định nhảy xù ra làm cho anh nóng mắt, nóng tai, nóng... cả tay. Chuyện văn phòng, cũng có năm bảy đường. Đồng nghiệp tốt thì tốt, đôi khi tốt thì... không tốt. Chả biết đường nào mà lần. Họ có thể giả lả, đùa cợt, gọi tên anh, trêu anh, vui vẻ với anh, nhưng bên trong, để xét xem đã. Xem nếu anh cứ như một thằng tham tiền một cách đầu gối vẹt, nếu cái miệng anh cứ giả lả điêu thuyền cứ gọi là bằng cụ, thì cũng chả tránh được những câu thì thầm: “Ăn dầy, ăn tất, ăn cả đất!”, rồi thể loại “kính nhi viễn chi”, xa cái bạn có cái miệng xinh xinh hình giấu bé hơn (<) ra nhé, đề phòng không có cái miệng của bạn chọc thủng sự nghiệp đấy.
Cáu giận nơi công sở thời nay, được che đậy, được ghìm nén, được “vùi lấp” nhẫn nhịn nhiều đấy chứ. Sếp nhịn nhân viên, hay nhân viên nhịn sếp? Rập rà rập rình. Ông tưởng tìm người giỏi như tôi mà dễ à? Chả hiểu gì hết. Ơ cái đứa kia, về đây là để làm việc hay để võ miệng đây? Làm việc mà be bét như này à? Nhìn doanh thu đi, nhìn sự phát triển của công ty đi. Mấy tháng qua, có ích gì không? Làm ăn thế này à? Láo toét!
Đập gì bây giờ, hét to cái gì bây giờ nhỉ? Không có gì. Email nội bộ cứ là phang tới tấp cả vào ngày nghỉ.
Nhiều người đã thú nhận nhiều khi không thích và không muốn lẫn, không dám vào email nội bộ khi có chiến tranh vớ vẩn xảy ra. Ai cũng muốn làm việc trong môi trường tốt, ai cũng muốn được làm những việc mình thích. Nhưng ai có hiểu là làm được cả những việc mình không thích mới là trình cao không? Đi làm là như thế. Người ta có cáu giận căm tức, người ta có nóng nảy đến đâu, phừng phừng một hai đòi đuổi việc nhân viên, hoặc nhân viên đòi bỏ việc, cũng chỉ là giải pháp tức thời ngay lúc đó mà chưa nghĩ đến lâu dài. Cái anh còn trẻ bao giờ cũng ngông nghênh và không có sợ gì. Tuổi trẻ thì phải bay nhảy, không làm chỗ này thì làm chỗ khác. Làm để sống chứ làm để chết à. Công việc tốt, người tử tế, sếp tốt, nhân sự biết người, dại gì không làm. Bây giờ người ta cũng biết thân biết phận, biết người biết việc lắm chứ, chẳng qua không thể chịu đựng được, người ta... mới nhảy thôi.
Còn sếp và công ty thì sao? Tìm được người thạo việc khó quá, làm sao không phải đào tạo, không phải giảng giải nhiều mà vẫn hiểu ý nhanh, lại có sức lực tiềm ẩn, trường vốn trường hơi thì tốt quá. Vuột đi cũng tiếc. Nhưng sếp cũng là người chứ có phải gỗ đá đâu. Thêm nữa, người ta đang được quyền làm sếp, cũng phải thông cảm chứ. Thôi thì chẳng ai chịu ai. Chiến tranh nhẫn và nhịn, nóng và nảy, bực và tức, cáu và giận, cứ thế như điệp khúc nặng nề và dai dẳng cho đến lúc tìm được phương pháp giải quyết.
Phương pháp này cũng chẳng xa lạ gì. Một là có kẻ “say goodbye” (chào tạm biệt), hai là tâm sự 1080 trước khi có cái lá đơn lạnh lùng kia.
Chuyển hoá cơn giận
- Đối thoại: Quá quan trọng. Nhiều khi cứ nhấm nhẳng để trong lòng, “để hoá dưa hoá giòi”. Hại lắm. Các cụ chả bảo rồi: “Cái giận làm tôi xấu/ Biết vậy tôi mỉm cười!”. Tìm ra giải pháp, tiếng nói chung, tránh cáu giận gây mất đoàn kết nội bộ, tránh tình trạng “phang” nhau trên mọi phương diện. Nói thẳng nói thật (một cách tế nhị và nhân ái), trên cơ sở xây dựng nhiều chiều chứ không phải một chiều.
- Bộc lộ cơn giận một cách khôn ngoan: “Các cụ bảo cơn nóng giận cũng như lửa đốt cháy nhà. Chính vì thế, nên tìm cách chữa cái nhà đang cháy, tức là cách giải quyết, để tìm được tiếng nói chung, được sự hoà khí, hoà thuận. Điều này không có nghĩa buộc bạn phải ôm cơn giận vào lòng, nếu có, thì phải bằng tình thương.[i][b]

2CHUYỆN CÔNG SỞ Empty Re: CHUYỆN CÔNG SỞ Fri Nov 20, 2009 1:26 pm

Friendship_vd

Friendship_vd
Admin

NHỮNG CHIẾN TUYẾN NƠI CÔNG SỞ

Văn phòng - môi trường làm việc tưởng như yên ả vì mỗi người đều có công việc của riêng mình nhưng đằng sau đó là vô vàn những cơn sóng ngầm, sẵn sàng bùng lên bất cứ lúc nào.

Tâm lý yêu ghét là những cảm xúc có sẵn của con người. Chính vì thế, cùng một lúc bạn không thể làm vừa lòng nhiều người. Môi trường càng cạnh tranh, sự phân chia càng trở nên rõ nét.

Ai cũng muốn lấy lòng sếp

Trong phòng, mọi quyền hành lẫn quyền lợi đều do sếp quyết định vì thế, nhân viên nào cũng muốn được lòng sếp. Phòng Tâm có bốn người những cũng khá phức tạp vì ai cũng muốn lấy lòng anh trưởng phòng khó tính. Họ cạnh tranh, nói xấu và thi nhau dùng những lời đường mật để vui lòng sếp. Thấy Tâm ngồi cả buổi không nói một câu, người nào cũng nghĩ Tâm hiền nên rủ rê nhập "hội". Có người thấy Tâm làm được việc, sợ sếp khen nên làm nhụt tinh thần bằng những câu châm chọc "Có làm thế, đến làm nữa cũng vậy thôi. Cuối tháng lương vẫn thấp và tiền thưởng cuối năm vẫn đứng sau người ngồi mát ăn bát vàng". Mặc kệ, ai nói gì thì nói, Tâm cứ làm phần việc được giao, không a dua với bất cứ ai.


Một thời gian chăm chỉ làm việc, Tâm được sếp tin tưởng và yêu quý. Sếp Tâm vốn là người thẳng thắn, nghiêm khắc nên không phải cứ dùng lời đường mật là sếp xiêu lòng. Vì "tội" được sếp quý mà các thành viên còn lại nhìn Tâm với con mắt khác thường. Tâm bị tẩy chay. Bình thường đến giờ ăn trưa, cả ba người cùng phòng đều rủ Tâm đi ăn nhưng từ ngày được trưởng phòng "ưu tiên" suất đi học tiếng Anh, Tâm bị ra rìa.

Hôm nào tới phòng, Tâm cũng được nghe những lời bàn tán ra vào, đến việc nhỏ như đi đám cưới người cùng công ty, ngồi cùng sếp, mọi người lại có dịp trêu trọc, gán ghép. Tâm ngượng đến chín đỏ cả mặt. Sau mỗi trận tra tấn như thế, Tâm mệt mỏi chán nản, chỉ muốn nghỉ việc. Sếp của Tâm dường như cũng hiểu và thông cảm nên đã cho Tâm nhiều lời khuyên bổ ích.

Xung khắc từ những chuyện đơn giản

Có cả ngàn lẻ một lý do để xảy ra xung đột giữa chốn công sở, đôi khi chỉ từ những chuyện rất đơn giản và nhỏ nhặt. Ngọc (nhân viên một công ty truyền thông) đau đầu, ngán ngẩm vì trong phòng có mấy người mà chia này, phái nọ. Do đặc thù công việc nên nhân viên chủ yếu là nữ. Cũng vì nữ nên càng nhiều chuyện để bàn tán. Nhóm của Mai nổi tiếng nhất công ty vì tập hợp ba cô gái đẹp, sành điệu nhất và cũng... bà tám nhất. Nhóm này có thể sỗ sàng nói như tát nước vào một vài bà cô đến tuổi băm chưa ai hỏi thăm "Tội nghiệp, đã xấu lại còn vô duyên". Các bà chị lép vế so với em về khoản nhan sắc cũng không kém cạnh "Tiền lương chẳng đáng là bao nhưng sẵn sàng đi nhịn đói để sắm đồ. Tiền không có còn sĩ". Cứ như thế, từ những chuyện nhỏ nhặt họ kình mặt nhau, bắt bẻ nhau và sẵn sàng đối khẩu nên "có cơ hội".

Ngọc không thích chuyện bè phái vì không muốn làm mất lòng ai. Lần nào Ngọc cũng đựơc hai nhóm rủ rê nhập cuộc bằng những lời lẽ ngọt ngào. Ngọc đứng giữa hai bên nên cuối cùng cô bị mọi người đánh giá là người ba phải, hai mặt. Vì không múôn đụng chạm đến ai nhưng cuối cùng Ngọc cũng bị lôi vào cuộc chiến bè phái. Họ dửng dưng trước mặt cô và sau lưng ngầm ngầm bịa đặt đủ điều. Thấy Ngọc có người yêu mới đẹp trai, sành điệu trên chiếc xe SH mới cáu cạnh, họ bèn đổi thổi chuyện Ngọc mới chia tay mối tình năm năm, là do bị "vắt chanh bỏ vỏ". Nghe những điều ác ý này, Ngọc khủng hoảng dữ dội. Cô đã phải nghỉ một tháng nhập viện vì rối loạn thần kinh.

Sau này, Ngọc đã vững vàng hơn trước những lời nói xấu, dựng chuyện của đồng nghiệp. Ngọc hiểu, "cây ngay không sợ chết đứng" nên giữa hai chiến tuyến cô luôn "vững như kiềng ba chân".

Bản lĩnh của "quan sát viên"

Lan mới được nhận vào làm một công ty nước ngoài với mức lương khá. Chưa kịp mừng thì Lan bị dội gáo nước lạnh. Ngày đầu đi làm, cô đã cố gắng trang điểm, soạn sửa tinh tươm nhưng đến công ty vẫn trở thành kẻ lạc lõng. Đồng nghiệp của Lan là những cô gái xinh đẹp, sành điệu và đều là dân du học. Lan vào công ty chẳng khác gì chú vịt xấu xí, quê mùa giữa bầy thiên nga đẹp lộng lẫy. Không cùng đẳng cấp nên dù đã vào làm hai tháng Lan vẫn lầm lũi một mình, đến công ty cắm cúi làm vịêc, hết giờ vội vã ra về. Công việc đã căng thẳng, lại sống trong môi trường không thân thiện, đầu óc Lan lúc nào cũng quay cuồng. Chẳng lẽ để mình thua thiệt vậy sao? Lan quyết tâm thực hiện chiếc lược giành lại vị trí của mình. Vốn tiếng Anh không bằng các cô gái đi du học về, buổi tối Lan đi học thêm. Cô tìm cơ hội chứng tỏ mình mỗi khi được sếp giao việc. Với khả năng viết "chắc tay" và hiểu biết khá rộng, các bài viết, báo cáo của Lan bao giờ cũng được đánh giá cao. Từ đó, các bạn gái xinh đẹp không còn nhìn Lan với con mắt xem thường. Mỗi khi gặp khó khăn trong công việc, họ đều nhờ Lan và luôn được cô vui vẻ giúp đỡ.

Trong công ty, mỗi người một tính cách, bạn không thể là người được lòng hết tất cả vì thê đừng vi một vài lời đố kỵ mà ảnh hưởng đến mục tiêu của mình. Điều quan trọng trong công sở là công việc. Nếu biết bỏ ngoài tai những điều vụn vặt, chăm chỉ hoàn thành công việc và thân thiện với mọi người, chắc chắn khó ai có thể kiếm chuyện với bạn.

Sống vui vẻ, hoà đồng với mọi người là cách tốt khiến bạn không lẻ loi giữa tập thể nhưng để tồn tại được trong môi trường nhiều bè phái, tinh thần ấy chưa đủ để bạn đứng vững. Bạn cần thể hiện bản lĩnh của mình. Bản lĩnh ấy được thể hiện trước tiên ở năng lực làm vịêc. Sự nhiệt tình và hoàn thành tốt mọi việc được giao cũng chính là cách tạo lòng tin cho sếp và đồng nghiệp. Ngoài ra, để bạn thoát khỏi những cuộc chiến bè phái thì tốt nhất không nên lấy lòng ai, càng không nói xấu ai, cần tỏ rõ thái độ, lập trường của mình trước mọi vấn đề. Có thể ban đầu, bạn sẽ bị phản ứng nhưng rồi sự thật sẽ chứng minh tất cả, những người chân chính sẽ yêu mến và tin tưởng bạn. Nếu không may bạn sống trong môi trường nhiều bè phái thì càng vui vẻ đón nhận như sự tất yếu trong cuộc sống. Bạn hãy lấy động lực và hiệu quả trong công việc là niềm vui của mình

https://dear-friendship-vd.forum-viet.net

THU TRANG



Phải mất hàng tuần, thậm chí hàng tháng hoạt động vất vả, bạn mới tìm được công việc “trong mơ” của mình. Tuy nhiên, chỉ vì một (hoặc một số) sai lầm nhỏ, bạn có thể phải quay lại quá trình tìm việc mới.

Để tránh khỏi “thảm hoạ” đó, hãy tránh các sai lầm sau:

1. Không tìm hiểu kĩ công việc của mình

Chỉ vì bất cẩn, không tìm hiểu kĩ công việc, bạn đã gây ra một lỗi lớn. Nếu may mắn, sai lầm đó không nghiêm trọng, bạn có thể chỉ bị cảnh cáo và tiếp tục công việc của mình. Ngược lại, nếu sai lầm của bạn gây ra tổn thất cho công ty, bạn không những bị sa thải mà còn có thể phải bồi thường. Vì vậy, trước khi bắt tay vào việc, hãy tìm hiểu thật kĩ và tập trung hoàn thành nó. Nếu có điểm chưa rõ ràng, hãy thẳng thắn chia sẻ với sếp để rõ ràng mọi việc.

2. Thường xuyên nói: “Đó không phải việc thuộc phần mô tả công việc của tôi”

Ai cũng có những giới hạn nhất định và đôi khi chúng ta nên vượt qua nó. Trong công việc cũng vậy, nếu sếp hay đồng nghiệp nhờ bạn việc gì đó, đừng vội đáp lại:" Đó không phải việc thuộc phần mô tả công việc của tôi". Làm như vậy, sớm hay muộn, sếp bạn sẽ tìm người khác linh hoạt và năng động hơn để thay thế bạn.

3. Cầm “nhầm” đồ cơ quan về nhà

Bạn nghĩ rằng đó chỉ là những vật vặt vãnh như chiếc bút hay tập giấy, dập ghim… Nhưng hành động đó được coi là ăn cắp vặt. Nếu bị mọi người phát hiện, bạn sẽ bị sa thải ngay lập tức.

4. Lạm dụng công nghệ của công ty

Bạn nghĩ rằng không ai biết mình đang chát chít với bạn bè, lướt web thay vì làm việc. Nhưng hãy cẩn thận. Hầu hết các công ty đều có chương trình giám sát email và sử dụngInternet của nhân viên. Do đó, đừng lạm dụng công nghệ của công ty vì mục đích cá nhân.

5. Phàn nàn về công việc của bạn

Dù được trả lương thấp hay công việc quá vất vả, đó là sự lựa chọn của bạn. Tại sao bạn không tìm cách cải thiện tình hình thay vì thường xuyên kêu ca phàn nàn với mọi người? Nếu việc này được phản ánh với sếp, anh/ cô ấy sẽ giúp đỡ bằng cách để bạn ra đi tìm công việc mới.

6. Quên đi sức mạnh tập thể để chạy theo chủ nghĩa cá nhân

Không ai muốn làm việc với người ích kỉ, kiêu ngạo. Những người theo chủ nghĩa cá nhân thường bị mọi người xa lánh và khó đạt được thành công. Do đó, bạn nên hoà đồng với tập thể và trở thành một thành viên tích cực trong nhóm.

7. Để cuộc sống cá nhân ảnh hưởng tới công việc
Bạn nên phân biệt rạch ròi giữa công việc với cuộc sống riêng. Mang chuyện nhà tới công sở không những ảnh hưởng tới hiệu quả công việc của bạn mà còn làm phiềm tới đồng nghiệp khác. Vì vậy, hãy hạn chế tối đa các cuộc gọi cá nhân và việc gia đình trong giờ làm việc.

8. Làm việc một cách qua loa

Bạn thường xuyên đi làm muộn, về sớm, trong giờ làm việc lại không tập trung. Bạn đang chứng tỏ với sếp rằng mình ít quan tâm tới công việc và sự phát triển nghề nghiệp. Và cuối cùng, sếp sẽ mất niềm tin ở bạn và để bạn ra đi.

9. Thường xuyên không hoàn thành công việc đúng hạn

Khi bạn trì hoãn, những người khác cũng sẽ bị ảnh hưởng. Bạn sẽ gây cản trở cho cả nhóm. Và tất nhiên, không ai muốn có chướng ngại vật như vậy.

10. Hay “buôn chuyện”


Khi bạn nghe được một câu chuyện không chính xác, đừng truyền bá chúng. Bạn đang phá hoại hình ảnh chuyên nghiệp của mình. Người quản lí sẽ không thích nhân viên hay đưa chuyện và sẽ ngăn chặn bằng cách đưa ra quyết định cho thôi việc người đó. Do đó, hãy cẩn thận với những câu chuyện tưởng chừng " vô thưởng vô phạt" của bạn

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết