Chào mừng các bạn đến với diễn đàn Friendship. Chúc các bạn có những giây phút vui vẻ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Chào mừng các bạn đến với diễn đàn Friendship. Chúc các bạn có những giây phút vui vẻ

Còn gặp nhau thì hãy cứ say. Say tình say nghĩa bấy lâu nay. Say thơ, say nhạc, say bè bạn. Quên cả không gian lẫn tháng ngày


You are not connected. Please login or register

Sách dạy làm người

2 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Sách dạy làm người Empty Sách dạy làm người Thu Nov 12, 2009 2:18 pm

Friendship_vd

Friendship_vd
Admin

Dạy Con Làm Giàu (PI)

Tác giả: Robert T.Kiyosaki - Sharon L.Lechter
Một trong những nguyên nhân khiến người giàu ngày càng giàu, người nghèo ngày càng nghèo, còn giới trung lưu thì thường mắc nợ chính là vì chủ đề tiền bạc thường được dạy ở nhà chứ không phải ở trường...

Hầu hết chúng ta học cách xử lý tiền bạc từ cha mẹ mình, và thường thì người nghèo không dạy con về tiền bạc mà chỉ nói đơn giản là: “Hãy đến trường và học cho chăm chỉ.” Và rồi đứa trẻ có thể sẽ tốt nghiệp với một số điểm xuất sắc nhưng với một đầu óc nghèo nàn về cách quản lý tiền bạc, vì trường học không dạy về chuyện tiền nong mà chỉ tập trung vào việc giáo dục sách vở và những kỹ năng nghề nghiệp mà không nói gì về kỹ năng tài chính.

Đó chính là lý do tại sao những nhân viên ngân hàng, bác sĩ, kế toán thông minh dù đạt được nhiều điểm số xuất sắc ở trường nhưng lại gặp nhiều rắc rối tài chính suốt đời. Và những món nợ quốc gia chóng mặt thường bắt nguồn từ những vị lãnh đạo có học vấn cao, nhưng chỉ được huấn luyện rất ít hoặc không có chút kỹ năng nào về vấn đề tài chính.

Chúng tôi giới thiệu cuốn sách với mong muốn các bạn sẽ có được một cái nhìn mới về quản lý tài chính của mình. Chúc các bạn thành công

Link download: http://www.mediafire.com/download.php?djmvunmtldu

https://dear-friendship-vd.forum-viet.net

2Sách dạy làm người Empty Re: Sách dạy làm người Fri Nov 13, 2009 12:18 pm

THU TRANG



THẾ GIỚI PHẲNG THOMAS FRIEDMAN

Phần I : Bạn có ngạc nhiên không : Thế giới bây giờ là phẳng ! Cách đây nhiều ngàn năm , thế giới này của chúng ta được loài người nhận thức như là phẳng . Một thế giới phẳng rộng lớn mà con người không bao giờ đi đến được chân trời giới hạn của nó. Người Trung quốc nói đến khái niệm trời tròn đất vuông và nhà toán học vĩ đại Euclide của Hy Lạp vào thế kỷ thứ tư trước Công nguyên đã đưa ra năm định đề xây dựng nên một nền hình học phẳng mà ngày nay chúng ta vẫn còn học. Nhưng đến thế kỷ 16 , Copernic và Galileo đã chứng minh quả đất có hình cầu và chuyển động quanh trục của nó cũng như xoay quanh mặt trời . Nhận thức con người về một thế giới phẳng đã chấm dứt .Hình học phẳng chỉ có thể áp dụng cho không gian Euclide , mà một không gian chỉ có thể được xem là phẳng khi nó ở cấp độ cực nhỏ . Bây giờ , nền vật lý hiện đại đang nói tới khái niệm không gian đa chiều . Một thế giới phẳng là không tồn tại.
Nhưng vào đầu thế kỷ 21 này, Thomas Friedman, một nhà báo và là một nhà kinh tế học người Mỹ , bằng những chứng minh thực tiễn và đầy sinh động, đã thuyết phục chúng ta tin vào sự tồn tại của một thế giới phẳng mới , một thế giới phẳng về mặt kinh tế, hay đúng ra, đang được san phẳng vì đang được biến thành siêu nhỏ . Ông phát biểu sự “ đại ngộ “của mình trước hết bằng lời thì thầm với vợ qua điện thoại “ Anh nghỉ thế giới này là phẳng “ ( khác với Archimède vừa chạy vừa la“ Eureka “ trên phố khi tìm ra lời giải cho một phép cân hóc búa ), Phát hiện này của Friedman xảy ra sau khi ông gặp gỡ Nandan Nilekani , một người Anh , chủ tịch tập đoàn công nghệ Infosys nổi tiếng và nghe ông này nói : “Sân chơi đang trở nên công bằng “. Một sân chơi đang trở nên công bằng, Friedman chợt nghỉ, chính là một sân chơi đang được san phẳng . Và nếu sân chơi đó là thế giới , thế giới đó đang được làm phẳng . Một thế giới nếu đang được làm phẳng bởi nhiều nhân tố do con người liên tục tạo ra, kết quả cuối cùng đạt được chắc chắn sẽ là một thế giới phẳng ! Friedman nhận định rằng hệ thống thế giới phẳng là sản phẩm của sự hội tụ giữa máy tính cá nhân (cho phép các cá nhân trở thành tác giả của sản phẩm số ) với cáp quang ( cho phép các cá nhân tiếp cận với các sản phẩm số trên thế giới gần như miễn phí ) và phần mềm xử lý công việc( cho phép các cá nhân trên khắp thế giới công tác trên cùng cơ sở dữ liệu số , bất kể từ nơi đâu với khoảng cách như thế nào ). Sự hội tụ đó , theo ông , chỉ mới vừa diễn ra, vào khoảng năm 2000.

Friedman cho rằng có đến mười nhân tố làm phẳng thế giới . Nhưng thật ra chỉ có ba nhân tố ông phân tích đầu tiên mới thực sự là các nhân tố cơ bản, các nhân tố khác chỉ là những tác nhân nối tiếp tiến trình làm phẳng thế giới đã được khởi động bởi ba nhân tố đầu tiên . Thứ nhất là điều mà Friedman cho là một kỷ nguyên sáng tạo mới , bắt đầu với sự sụp đổ các bức tường chính trị của thời kỳ Chiến tranh Lạnh và sự xuất hiện mang tính chất toàn cầu của phần mềm Windows của Microsoft . Nhân tố này làm cho các xã hội trở nên phẳng hơn, và Friedman xác định :” Sân chơi sẽ không công bằng nếu chỉ thu hút và trao đặc quyền cho một nhóm gồm những người sáng tạo, nhưng nó hoàn toàn công bằng vì đang thu hút và trao đặc quyền cho cả những người đàn ông và đàn bà giận dữ, căm phẫn và bị làm nhục “.

Nhân tố thứ hai dẫn đến sự làm phẳng thế giới được Friedman gọi là “kỷ nguyên kết nối mới “xuất hiện với sự phổ cập rộng rãi không kém của mạng toàn cầu (world wide web ) và sự ra đời vĩ đại của Internet . Mọi người ở bất cứ ngõ ngách nào trên toàn thế giới , trên nguyên tắc đều có thể truy cập vào mạng một cách dễ dàng . Điều đó đã đặt nền móng cho một sự cộng tác toàn cầu của các cá nhân trên các lãnh vực công nghệ, thương mại, cung cấp dịch vụ, trao đổi và tiếp cận thông tin , hợp tác sản xuất , kinh doanh với một phí tỗn ngày càng thấp .

Nhân tố thứ ba là sự ra đời và ứng dụng rộng rãi của phần mềm xử lý công việc. Friedman cho rằng đây thực sự là một cuộc cách mạng . Ông nói “ Cuộc cách mạng này cho phép nhiều người hơn từ nhiều nơi hơn tham gia vào thiết kế, trưng bày, quản lý và tiếp cận dữ liệu kinh doanh mà trước đây chỉ có thể xử lý thủ công.Nhờ đó, công việc bắt đầu lưu thông dễ dàng trong các công ty và giữa các công ty với nhau, giữa các lục địa với nhau ở mức độ chưa từng thấy. “

Ba nhân tố cơ bản này đã làm nảy sinh thêm các tác nhân làm phẳng khác mà Friedman gọi là các hình thức cộng tác mới đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu , mọi người ở mọi quốc gia đều đang tham gia vào sự cộng tác đó một cách tích cực tuy ở các cấp độ khác nhau . Đó là các hoạt động tãi lên mạng ( uploading ), , thuê làm bên ngoài ( outsourcing ) , chuyển sản xuất ra nước ngoài ( offshoring ), chuỗi cung ( supply-chaining ), thuê bên ngoài làm ( insourcing ) và cung cấp thông tin ( in-forming ) . Những hoạt động này đang góp phần làm phẳng thế giới một cách liên tục và đều đặn.....

Phần II : Các Nước Đang Phát Triển Phải Làm Gì Trong Một Thế Giới Phẳng?

Friedman gọi kỷ nguyên toàn cầu hoá hiện nay là “ Toàn cầu hoá 3.0 “. Nó tạo ra một động lực mới cho phép các cá nhân trên khắp thế giới cọng tác và cạnh tranh trên thị trường toàn cầu . Trong điều kiện đó, ông cho rằng các nước đang phát triển muốn thành công phải biết nhìn lại mình để có một đánh giá trung thực và đúng mức . Ông nói : “ Một đất nước, cũng như người dân và giới lãnh đạo cần phải thẳng thắn với chính bản thân họ, phải nhìn nhận rõ ràng và chính xác họ đang ở đâu trong tương quan với các nước khác và trong mối quan hệ với mười nhân tố làm phẳng. Họ cần phải tự hỏi : Đất nước của tôi có thể tiến đến đâu hoặc bị bỏ xa như thế nào trong quá trình làm phẳng của thế giới, và có thể thích ứng và khai thác những lợi thế của hệ thống thế giới phẳng đến mức nào trong quá trình hợp tác và cạnh tranh ?”

Đây chính là những vấn nạn chủ chốt của những cộng đồng dân tộc đang có hoài bão tiến bộ, không chấp nhận tình trạng tụt hậu của đất nước . Đối với những vấn nạn này, Friedman đã cung cấp những lời giải thoả đáng . Ong cho rằng một chiến lược phát triển quốc gia đúng đắn cần tập trung vào 3 yếu tố cơ bản để thực hiện được một sự đổi mới mà ông gọi là đổi mới theo chiều sâu .

Thứ nhất, xây dựng một cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt , từ băng thông Internet đến điện thoại di động giá rẻ, sân bay và đường sá hiện đại …. và một cơ chế hỗ trợ và khuyến khích tích cực nhằm cho phép sự tiếp cận dễ dàng của công chúng với các phương tiện hạ tầng này để tạo nên sự kết nối ngày càng nhiều giữa các tổ chức và công dân của quốc gia với nền tảng thế giới phẳng. Xây dựng một cơ sở hạ tầng kỷ thuật tốt không phải là việc quá khó, nhưng thiết lập một cơ chế khuyến khích hỗ trợ người dân tiếp cận các cơ sở kỷ thuật này một cách thông thoáng , cởi mở, với giá rẽ lại không phải là điều dễ dàng. Nó đòi hỏi các nhà lãnh đạo đất nước thấu hiểu và tin vào một thế giới phẳng và cho phép mọi sự diễn ra phù hợp với tiến trình đó.

Thứ hai, xây dựng một nền giáo dục tiên tiến , ngang tầm với các tiêu chuẫn của thế giới nhằm đào tạo ngày càng nhiều người có tư duy sáng tạo , có kỷ năng đầy đủ để có thể làm việc trong hệ thống thế giới phẳng , tương tự trường hợp các chuyên viên kế toán người Anh có thể khai thuế cho các doanh nghiệp Mỹ . Friedman nêu trường hợp thành công của Ireland trong việc tiến hành đổi mới ngành giáo dục của mình theo chiều sâu , đào tạo được một lực lượng đông đảo nhân tài trong nước đồng thời có chính sách thu hút nhân tài từ các nơi đổ về Ireland . Nhờ vậy , đất nước này đã trở thành quốc gia giàu có nhất của Liên Minh Châu Au, chỉ sau Luxembourg.

Thứ ba, tổ chức việc quản trị vĩ mô tốt , từ việc xây dựng một hệ thống quản lý hành chánh trong sạch, hiệu quả , một hệ thống pháp luật công bằng và dễ hiểu theo chuẫn mực thế giới , một chính sách tiền tệ và tài chánh thích hợp , đúng đắn có thể hỗ trợ một cách hữu hiệu nhất cho các doanh nghiệp và công dân của mình , giúp họ làm việc với năng suất cao nhất trong thế giới phẳng . Ông trích dẫn báo cáo của IFC ( Công Ty Tài Chánh Quốc tế thuộc Ngân hàng Thế Giới ) so sánh cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp giữa các nước : “ Mất 2 ngày để mở 1 công ty ở Australia, 203 ngày ở Haiti và 215 ngày ở Cộng hoà Dân chủ Congo. Không mất tiền để mở 1 công ty mới ở Đan mạch, nhưng ở Campuchia phải mất số tiền bằng 5 lần thu nhập bình quân đầu người và ở Sierra Leone là hơn 13 lần. Hồng Kông, Singapore và Thái Lan và hơn 30 nền kinh tế khác không đòi hỏi công ty mới phải có vốn ban đầu. Ngược lại, luật pháp ở Syria yêu cầu vốn tương đương 56 lần thu nhập bình quân đầu người… “

Link download: http://www.mediafire.com/?moogi1x0gyk

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết