Chào mừng các bạn đến với diễn đàn Friendship. Chúc các bạn có những giây phút vui vẻ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Chào mừng các bạn đến với diễn đàn Friendship. Chúc các bạn có những giây phút vui vẻ

Còn gặp nhau thì hãy cứ say. Say tình say nghĩa bấy lâu nay. Say thơ, say nhạc, say bè bạn. Quên cả không gian lẫn tháng ngày


You are not connected. Please login or register

Hồ sơ mật của CIA: Giờ phút định mệnh

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Friendship_vd

Friendship_vd
Admin

Ngày 17/3 vừa qua (theo giờ Việt Nam) tại Texas, Trung tâm Nghiên cứu Tình báo thuộc Cục Tình báo T.Ư Mỹ (CIA) vừa giải mật thêm sáu phần của bộ tài liệu mật (có số hiệu C01268717, C01268718, C05260525, C05260526, C053603948 và C05303949 với tổng cộng 1.642 trang) cung cấp chi tiết việc nhúng tay vào các lĩnh vực của CIA tại Việt Nam, Campuchia và Lào suốt những năm từ 1960 đến 1975.

Sử gia Thomas Ahern - cựu sĩ quan CIA trong 35 năm, về hưu năm 1989, từng có năm nhiệm kỳ hoạt động cho CIA tại châu Á, trong đó có Đông Dương và từng giữ chức Trưởng Văn phòng CIA tại châu Phi, Trung Đông và châu Âu - là tác giả bộ tài liệu mật này.

Ghi chú rằng “bộ tài liệu sáu phần này chỉ phân tích trên quan điểm cá nhân chứ không đại diện cho quan điểm tổng hành dinh CIA hay bất cứ bộ phận nào của cơ quan tình báo này” nhưng, trên cơ sở tài liệu gốc (lưu trữ tại tổng hành dinh CIA) về hoạt động của Văn phòng CIA ở Sài Gòn trong cuộc chiến tranh Việt Nam và các cuộc phỏng vấn các nhân viên then chốt của CIA từng tham chiến ở Việt Nam, Thomas Ahern tái hiện khá trung thực và đưa ra những phân tích sắc sảo đối với hoạt động của CIA tại Nam Việt Nam.

Bộ tài liệu được Giám đốc Trung tâm Việt Nam học (thuộc ĐH Công nghệ Texas) đánh giá thuộc loại “lâu nay người ta chỉ được thấy trong tiểu thuyết hoặc phim tình báo, song nó hoàn toàn là sự thật sau khi được giải mật”.

Kỳ I: Sai lầm

Những căn cứ cho thấy kết cục bi thảm chắc chắn sẽ xảy ra đối với quân đội Việt Nam Cộng hòa (VNCH) và việc thất thủ Phước Long (ngày 6/1/1975), Ban Mê Thuột (ngày 12/3/1975), dồn dập xảy ra khiến các nhân viên CIA ở Văn phòng Sài Gòn bứt rứt khó chịu và không khí ấy ngày càng lan rộng.

Dự đoán của trùm CIA ở Sài Gòn Thomas Polgar đưa ra trong báo cáo ngày 26/2/1975 về sự tấn công hạn chế của quân đội Bắc Việt vào mùa xuân (Polgar và Tổng hành dinh CIA đều nhận định Bắc Việt sẽ tấn công vào mùa hè năm 1975 và kéo dài sang năm 1976 để gây áp lực lên cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ) là hoàn toàn sai lầm.

Ngày 10/3, quân đội Bắc Việt tấn công Ban Mê Thuột, Plâyku cũng bị đe dọa. Donald Nicol, trưởng biệt đội CIA đồn trú tại đây, viết trong báo cáo hàng ngày về Văn phòng CIA Sài Gòn rằng “tất cả đổ sụp trong một đêm”.

Ngày 12/3/1975, pháo cao xạ của Bắc Việt bắn hạ một máy bay DC-4 của VNCH ngay ngoại ô Plâyku. Nhưng Nicol không hề nhận được bất cứ phản ứng nào từ Văn phòng CIA Sài Gòn về thông tin trong báo cáo của mình về tình hình xấu đi của quân lực VNCH tại Plâyku, cũng như không hề nhận được yêu cầu hoặc hướng dẫn về khả năng di tản.

Ông ta buộc phải tham khảo ý kiến của Robert Chin, trưởng bộ phận CIA đóng tại Nha Trang. Ngày 13/3, một ngày trước khi Nicol đáp máy bay về Nha Trang, ông ta triệu tập một cuộc họp của tất cả sĩ quan Mỹ đang có mặt tại Plâyku và tất cả đều thấy rõ mối hiểm nguy về cuộc tấn công quy mô của quân đội Bắc Việt.

Cuộc họp quyết định một cuộc di tản bằng đường hàng không cho những người đang phục vụ trong quân đội VNCH có nguy cơ bị trả thù. Đại tá Lê Khắc Lý, tham mưu trưởng Vùng 2 chiến thuật, làm ngắt quãng cuộc họp bằng cú điện thoại cho Nicol để thông báo tình trạng quân đội VNCH ở Plâyku rất tồi tệ và yêu cầu người Mỹ phải rời khỏi đây ngay.

Đại tá Lý cũng nhắc đến việc tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Vùng 2 Chiến thuật, sẽ có mặt trong cuộc họp khẩn với Tổng thống Thiệu vào ngày hôm sau tại Cam Ranh. Lý thông báo rằng một kế hoạch hành binh bí mật của tướng Phú đòi hỏi ông ta phải có mặt ở Qui Nhơn, và Lý cam đoan rằng, Nicol sẽ được giải thích rõ hơn khi tướng Phú trở lại Plâyku.

Nicol lập tức báo với chi nhánh CIA tại Nha Trang về những tin mật vừa thu thập được nêu trên. Ngày 14/3, khi chuẩn bị rời Plâyku, Nicol nhận được tin từ bộ phận CIA tại Nha Trang rằng đơn vị đồn trú tại Qui Nhơn đã xác minh tin của Nicol.

Mặc dù nhân viên CIA ở đó không trực tiếp thấy bóng dáng tướng Phú, nguồn tin của họ quả quyết rằng tướng Phú đã đến chỉ huy sở của một sư đoàn quân VNCH đồn trú tại Qui Nhơn.

Vài ngày sau, khi Nicol rời Plâyku, một nhân viên CIA là Fred Stephens đã viếng thăm tổng hành dinh Vùng 2 chiến thuật với hy vọng thu thập được tin tức về cuộc họp của tướng Phú tại Cam Ranh. Stephens gặp đại tá Lý nhưng Lý không đủ thời giờ để thuật lại sự kiện cuộc họp đó vì ngay lúc ấy Tướng Phú bước vào.

Stephens nhận thấy Tướng Phú có vẻ hoảng sợ, nhưng ông ta cũng không hề nhắc đến cuộc họp ở Cam Ranh. Stephens nhận định rằng, chỉ việc bầu đoàn quân đội VNCH tháo chạy khỏi Cao nguyên đã đủ khiến Tướng Phú run rẩy. Vậy là Stephens tay trắng khi rời bộ chỉ huy Vùng 2 chiến thuật.

Sáng hôm sau ông ta nhận ra rằng những chiếc máy bay chiến đấu bình thường vẫn đậu ở sân bay Plâyku đã biến mất. Stephens cũng chứng kiến cảnh tháo chạy hỗn loạn của binh lính ở ngay tại tổng hành dinh Vùng 2 chiến thuật. Stephens mất đứt một tiếng rưỡi đồng hồ trước khi đến được phòng của đại tá Lý.

Lý kéo Stephens ra khỏi phòng và không giấu giếm rằng Tổng thống Thiệu ra lệnh cho Tướng Phú rút lui khẩn cấp, bỏ ngỏ Plâyku và Kontum cho Bắc Việt.

Trong trường hợp này Lý dứt khoát phải nghe theo chỉ huy của mình và giấu quyết định này với người Mỹ. Chia tay Lý, Stephens báo cáo tóm tắt tình hình ngay với Earl Thieme, trưởng phái bộ cố vấn Mỹ ở Vùng 2 chiến thuật, và ông này lập tức điện thoại tới Tướng Phú.

Ông Phú thừa nhận với Thieme những mối đe dọa với tổng hành dinh quân đoàn 2 của ông ta, nhưng không thừa nhận có lệnh rút lui khỏi Plâyku và Kontum. Tuy nhiên Tướng Phú nhắc lại đề nghị mà đại tá Lý đã đưa ra rằng người Mỹ nên rời khỏi Plâyku ngay.

Stephens chắp nối thêm thông tin này vào báo cáo tình báo của ông ta gửi về Văn phòng CIA tại Sài Gòn với đề xuất: Tất cả người Mỹ buộc phải di tản lập tức! Nhưng trùm CIA tại Sài Gòn Polgar vẫn tỏ ra nghi ngờ về bản báo cáo. Trong khi đó Robert Chin đã mất hai nhân viên người Mỹ trong Vùng 2 chiến thuật nên Chin cùng với Moncrieff Spear, Tổng lãnh sự Mỹ tại Nha Trang, thuyết phục Polgar rằng nhân viên Sứ quán Mỹ được phép di tản tất cả người Mỹ khỏi Plâyku và Kontum.

Chin quyết định trưng dụng máy bay vận tải của hàng không Mỹ và chiếc máy bay đầu tiên đáp xuống Plâyku ngay chiều hôm đó. Stephens và hầu hết cộng sự của ông ta cùng với những cố vấn Mỹ khác lập tức lên chuyến bay đó.

Riêng viên sĩ quan truyền tin của Stephens đồng thời là nhân viên của Nha An ninh Quốc gia VNCH tại Plâyku lại năn nỉ đòi đợi đi chuyến bay thứ hai theo kế hoạch mà người Mỹ đã hứa và ấn định.

Rời Plâyku ngay chiều hôm ấy, cả toán nhân viên CIA đáp xuống Nha Trang cùng với tất cả vũ khí, điện đài, máy truyền tin mã hóa và quân phục nai nịt trên người. Ngay sáng hôm sau, từ trên máy bay Conrad LaGueux, Phó Văn phòng CIA Sài Gòn tận mắt chứng kiến (và chụp ảnh) cuộc tháo chạy hỗn loạn và thê thảm của quân đội VNCH khỏi Cao nguyên trên tuyến đường từ Plâyku về Phú Bổn.

Kỳ II: Đổ lỗi
Trong khi Stephens và cộng sự lên máy bay rời Plâyku thì Polgar, Trưởng Văn phòng CIA Sài Gòn, lại soi xét các báo cáo để cố xác minh chính xác ý định của quân đội VNCH đối với vùng cao nguyên.

Liên lạc với tướng Đặng Văn Quang (cố vấn an ninh của Tổng thống Thiệu) và tướng Lê Nguyên Khang (phụ tá hành quân của Đại tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham mưu trưởng Quân lực VNCH), Polgar cùng nhận được câu trả lời: không biết gì về quyết định triệt thoái quân đội VNCH khỏi cao nguyên.

Tướng Khang nói với Polgar rằng vừa gặp tướng Cao Văn Viên buổi sáng, và tướng Viên nói rằng chẳng có vấn đề gì cả. Quyền trưởng Phái bộ Mỹ tại Sài Gòn, Wolfgang Lehmann, cũng nói với Polgar là vừa gặp Tổng thống Thiệu lúc 9 giờ sáng - có lẽ lúc ấy báo cáo của Stephens về cuộc họp ở Cam Ranh chưa đến tay Polgar - và ông Thiệu không nhắc gì đến chủ đề này.

Do vậy Polgar suy đoán rằng ông Thiệu có thể đã định chuẩn y về nguyên tắc kế hoạch của tướng Phú là di tản khỏi Plâyku và Kontum để tập trung binh lực nhằm phản công giành lại Ban Mê Thuột. Với cách giải thích này thì tướng Phú đã hiểu sai và hành động hấp tấp dẫn đến hậu quả thê thảm.

Về việc Chính quyền Sài Gòn không hề có động tác thông báo cho Phái bộ Mỹ, Polgar cho rằng không thể xảy ra việc rất nhiều đầu mối của Phái bộ Mỹ biết mà lại cố tình lờ đi. Nhận định của Polgar là thực sự họ không hề biết điều mà tướng Phú đưa ra trong kế hoạch.

Nhưng sau đó, ngày 17/3/1975, tướng Cao Văn Viên trả lời cơ quan tùy viên quân sự Mỹ một sự thật rằng việc triệt thoái quân khỏi cao nguyên đã được thực hiện.

Trưởng cơ quan tùy viên quân sự Mỹ, tướng Homer Smith chất vấn tướng Viên vì sao nói không có chuyện gì khi hai người gặp nhau tại cuộc họp ở Cam Ranh ngày 14/3, thì ông Viên đáp: “Tôi không có sự lựa chọn nào khác, Tổng thống Thiệu trực tiếp ra lệnh và không cho để lộ quyết định”.

Cuộc rút chạy khỏi Plâyku của quân lực VNCH buộc CIA tại Sài Gòn lo ngại một cuộc tấn công mở rộng về phía nam của quân đội Bắc Việt. Ngày 14/3, trong khi ông Thiệu họp kín với các tướng lĩnh tại Cam Ranh, Polgar đã đánh giá được chuyện Ban Mê Thuột thất thủ và áp lực của quân đội Bắc Việt đang tăng rất cao ở Tây Ninh.

Polgar cho rằng cuộc khủng hoảng của VNCH lúc này là tồi tệ nhất kể từ năm 1965 (sau khi quân Mỹ vào miền Nam Việt Nam), vì thế ông ta báo cáo về tổng hành dinh CIA ở Langley rằng tình hình ác liệt hơn cả hồi mùa hè năm 1972.

Sau đó, tướng Quang báo với Tổng thống Thiệu chuyện chưa từng xảy ra là “quân đội chán nản, thậm chí tuyệt vọng”, còn tướng Nguyễn Khắc Bình, Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia, nhận định, việc mất cao nguyên là sự tàn phá tâm lý ghê gớm đối với binh sĩ VNCH.

Sự sụp đổ cực kỳ nhanh chóng của quân lực VNCH không chỉ bởi sức mạnh tổng tấn công của quân đội Bắc Việt, mà còn vì lý do VNCH bỏ ngỏ trận địa cho bộ đội Bắc Việt.

Với việc cả Vùng chiến thuật 1 và 2 đều nằm trọn trong tay quân đội Bắc Việt, Văn phòng CIA Sài Gòn gửi báo cáo về Mỹ và muốn tổng hành dinh CIA hiểu rằng, thảm họa này hoàn toàn là do ông Thiệu quyết định ngược đời và sự kém cỏi của các tướng lĩnh dưới quyền ông ta.

Các tướng lĩnh vừa kém năng lực chỉ huy, vừa kém đạo đức, vô kỷ luật, ích kỷ.v.v... và .v.v...Thủ tướng Trần Thiện Khiêm liên đới trong chuyện này chỉ là việc phải tìm bằng được một kẻ giơ đầu chịu báng. Lúc này người Mỹ bắt đầu phàn nàn về VNCH như là “đứa con ngoài giá thú” của Quốc hội Mỹ, gây phiền toái và “phá gia chi tử”!

Còn Hà Nội có thể hài lòng với những gì họ đạt được. Với tình trạng kiệt quệ của VNCH lúc này, liệu Hà Nội có còn quan tâm đến đàm phán với VNCH nữa không?

Hà Nội giờ đây rất mạnh so với cuối năm 1972-khi B52 rải thảm bom xuống Hà Nội, còn Sài Gòn thì rất yếu. “Chúng ta đã thoát khỏi giai đoạn của Kissinger và đi vào giai đoạn của Quốc hội Mỹ, nhưng chúng ta chẳng thể làm được gì nữa rồi” - CIA Sài Gòn viết trong báo cáo gửi Tổng hành dinh như thế.

Ngày 19/3/1975, tổng hành dinh CIA thông báo cho Polgar về một cuộc họp nhiều bên với nội dung "cả Bộ Quốc phòng và đại diện Chính phủ Mỹ đều đánh giá cao báo cáo của CIA Sài Gòn... hầu hết những nguồn tin về kế hoạch và hành động của miền Nam Việt Nam chỉ có trong sáu ngày gần nhất mà thôi”.

Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, ông Graham Martin về Mỹ để chữa bệnh ngắn ngày, và việc giao dịch cấp cao tại Việt Nam với Tổng thống Thiệu được giao cho ông Lehmann, quyền Trưởng Phái bộ Mỹ tại Sài Gòn.

Báo cáo đáp lại tổng hành dinh CIA, Polgar miêu tả Sứ quán Mỹ ở Sài Gòn lúc ấy cứ như “con tàu không người lái” suốt những ngày Đại sứ Martin vắng mặt. Lehmann thì không chỉ đạo được. Số nhân viên cao cấp trong sứ quán thì vừa lơ là vừa sai lầm trong việc nhận định các tình huống mới, cũng như hệ lụy của nó.

Theo CIA Sài Gòn, các quan chức Sứ quan Mỹ chỉ đơn thuần “phản ánh thời tiết ở Washington”, họ vẫn chỉ bận tâm với nhóm đối lập không thân cộng sản chống Chính quyền Sài Gòn mà thôi. Nhưng điều đó không còn là vấn đề nữa.

Tổng thống Thiệu không thích cách điều hành trong áp lực ngoại giao nữa. Vì thế, Sứ quán Mỹ chỉ nắm được chút ít thông tin giá trị từ quan chức cấp thấp hơn mà thôi.

Cũng trong ngày 20/3, tổng hành dinh CIA có được thông tin về kế hoạch tổng quát của Thiệu, trong đó có việc khởi động một chương trình di tản bằng đường hàng không sang các nước châu Á (đồng minh của Mỹ) trong tình huống phải tị nạn. Vậy CIA Sài Gòn có thể nắm được Thiệu, hoặc ít nhất là Khiêm (Thủ tướng Trần Thiện Khiêm) hoặc tướng Đặng Văn Quang không?

Báo cáo trả lời của Polgar đề cập cuộc gặp giữa Lehmann với Tổng thống Thiệu cùng ngày 20/3, trong đó có lưu ý đến một chiến dịch tái chiếm mới và nói nó được vạch ra một cách sơ sài nên chưa sẵn sàng báo cho người Mỹ theo kênh chính thức.

Polgar bèn viết trong báo cáo rằng, chúng tôi mong một điều may mắn đối với Chương trình Di tản Châu Á, nhưng nói thẳng ra nó chẳng có gì khác biệt.

Xe tăng của Bắc Việt không thể nào dừng bánh chỉ với sự cảm thông mà phải có súng chống tăng và máy bay mới chặn được xe tăng. Sai lầm của Mỹ là tuân thủ từng điều một của Hiệp định Paris, tức cản trở việc Bắc Việt dốc toàn lực về quân sự thì lại sẽ bỏ lơi việc kiến tạo một nền độc lập không cộng sản ở Nam Việt Nam.

Tổng hành dinh CIA xác nhận điều đó nhưng lại viện dẫn trách nhiệm sắp xếp chuyện này là của cấp cao hơn (ám chỉ ông Kissinger và Tổng thống Ford). Và bóng ma thảm họa sụp đổ của chính quyền VNCH ngày càng lộ rõ ở Sài Gòn sau cuộc tháo chạy thê thảm khỏi Plâyku và Kontum vào ngày 21/3.

Sau đó Tổng thống Thiệu đổ tội thất thủ cao nguyên lên đầu tướng Phú, khiến ông này từ chức và uống thuốc độc tự tử vào ngày 29/4/1975.

https://dear-friendship-vd.forum-viet.net

Friendship_vd

Friendship_vd
Admin

Ngày 10/3/1975, Bắc Việt pháo kích dữ dội vào Ban Mê Thuột và sau đó đặc công của họ xuất hiện trong thị xã. Cùng ngày, người phát ngôn Sứ quán Mỹ tại Sài Gòn xác nhận trong âu lo: Có 14 người Mỹ đang kẹt ở Ban Mê Thuột.


Nhật báo Utica (New York, Mỹ) ngày 17/3/1975 tiết lộ nguyên nhân cái chết của nhà báo Pháp Paul Leandri

Kỳ III: Thủ tiêu phóng viên AFP

Đêm 12/3/1975, Ban Mê Thuột thất thủ nhưng không được giới quân sự lộ tin. Tuy nhiên, ngay hôm sau, 13/3, hãng tin Pháp AFP loan tin về việc Ban Mê Thuột thất thủ, trong đó có đoạn:

“Lúc cuộc tấn công vào Ban Mê Thuột mới bắt đầu, một số quan sát viên cho biết có sự hiện diện và gia tăng hoạt động của nhóm vũ trang người Thượng.

Dù muốn dù không, trong khi chờ đợi các nhân chứng khác, chắc chắn là toán vũ trang đầu tiên vào thành phố Ban Mê Thuột là người Thượng.

Đó là những toán vũ trang mở đường cho cộng sản địa phương. Còn bộ đội Bắc Việt thì, theo nhân chứng này, thật sự không thấy có mặt”. Tác giả bản tin là nhà báo Paul Leandri, phó văn phòng AFP tại Sài Gòn, và bản tin này trở thành bản tin định mệnh đối với Paul Leandri.

Chính quyền Sài Gòn bực tức với bản tin vì hai điểm: Một là, lực lượng tấn công Ban Mê Thuột là dân quân địa phương chứ không phải quân đội chính quy của Bắc Việt.

Nếu là dân quân địa phương tấn công thì, về mặt chính trị, Sài Gòn có gì để mặc cả? Hai là, quân đội VNCH được Mỹ hậu thuẫn đông đảo và trang bị hiện đại đến tận răng lại dễ dàng bị dân quân địa phương đánh bại thì thực nhục nhã.

Chính quyền Thiệu phủ nhận tin này và buộc AFP phải nói ra xuất xứ nguồn tin. Paul Leandri chính thức trở thành nhà báo thân cộng sản và là cái gai cần phải nhổ trong mắt chính quyền quân sự Sài Gòn.

Trưa 14/3/1975, trong khi tàn quân của các đơn vị quân đội VNCH tháo chạy khỏi Ban Mê Thuột và Tổng thống Thiệu phải bay ra Cam Ranh họp kín với các tướng lĩnh quân đội về tương lai của Vùng 2 chiến thuật (Cao nguyên), Tổng nha Cảnh sát Quốc gia cử một sĩ quan đến văn phòng AFP tại Sài Gòn, gặp Paul Leandri để truy tìm nguồn của bản tin chết người của Paul Leandri được AFP loan đi toàn thế giới.

Cuộc gặp không có kết quả nên, chiều đó, Tổng nha Cảnh sát tống đạt giấy mời Paul Leandri đến trụ sở Tổng nha để thẩm vấn. Dường như linh cảm thấy sự nguy hiểm, nhá nhem tối hôm ấy, Paul Leandri mới đến trụ sở Tổng nha bằng xe hơi của văn phòng AFP Sài Gòn, do tài xế người Việt lái.

Trước khi đi, Paul Leandri cũng cẩn thận thông báo cho Sứ quán Pháp tại Sài Gòn về cuộc thẩm vấn. Rốt cục, Paul Leandri bị hạ sát bằng mấy phát đạn súng ngắn trong trụ sở Tổng nha ngay tối hôm ấy. Người bắn chết Paul Leandri là đại tá Cảnh sát VNCH Phạm Kim Quy.

Ngay sau đó, Tổng nha cảnh sát dựng hiện trường giả: đặt Paul Leandri lên ô tô của anh rồi cho xe đụng cổng ra vào của Tổng nha, cuối cùng dùng súng - đã được sử dụng - bắn vào xe của Paul Leandri từ phía sau như thể do ô tô của Paul Leandri vượt cổng nên lính gác đã nổ súng.

Tổng nha Cảnh sát, trực tiếp là đại tá Phạm Kim Quy, ép ông Nguyễn Ngọc Bích, lúc đó là Tổng Giám đốc Việt Tấn xã (hãng thông tấn của chính quyền Sài Gòn) đăng tải bản tường trình và mô tả lại cái chết của nhà báo Pháp Paul Leandri theo cách giải thích mà Tổng nha Cảnh sát soạn sẵn.

Mô tả như sau:

“Tại Sở Ngoại kiều (thuộc Tổng nha Cảnh sát Quốc gia), nhà báo Paul Leandri không trả lời về chi tiết bản tin trên mà chỉ la lối, đập phá đồ trong văn phòng chánh sở. Viên Chánh sở mời Paul Leandri sang Sở Tư pháp nằm ngay trong khuôn viên Tổng nha, Paul Leandri lên xe hơi di chuyển nhưng, khi xuống xe, ông không chịu vào văn phòng khối tư pháp mà chỉ đứng ngoài sân và tiếp tục lớn tiếng la lối.

Bất thần, Paul Leandri nhảy lên xe hơi, dùng chìa khóa riêng nổ máy, đạp hết ga phóng ra cổng. Nhân viên công vụ ngăn xe lại nhưng không được. Buộc lòng họ phải nổ súng cảnh cáo nhưng xe vẫn lao đi. Tới cổng gác thứ ba, dù bị hô dừng lại, Paul Leandri vẫn phóng xe ra khỏi cổng. Lính gác buộc lòng phải nổ súng bắn ba phát vào bánh xe và một viên đạn gây tử vong cho Paul Leandri…”.

Theo tường trình của Tổng nha Cảnh sát, Paul Leandri lẽ ra phải bị trúng đạn từ phía sau. Nhưng hãng tin Mỹ UPI sau đó dẫn nguồn tin ngoại giao lại loan tải rằng Paul Leandri bị bắn từ nhiều phía. Đặc biệt, hãng AFP sau đó đưa tin rằng, theo yêu cầu của vợ nhà báo Paul Leandri - bà Hansi- và Đại sứ Pháp tại Sài Gòn ông Jean Marie Merillon, bác sĩ Rouffi tiến hành giám định pháp y xác Paul Leandri vào ngày 16/3/1975, tại Bệnh viện Grall.

Kết luận giám định cho thấy, Paul Leandri bị một viên đạn vào dưới tai trái, xuyên qua đầu từ trái sang phải khiến nạn nhân tử vong ngay; đồng thời miệng vết thương có nhiều vệt khói thuốc súng chứng tỏ nạn nhân bị bắn ở cự ly rất gần, không loại trừ khả năng bị kê súng vào đầu…

Cái chết của nhà báo Pháp Paul Leandri gây nên làn sóng phẫn nộ của báo giới quốc tế thời gian đó, tạo ra sự bất mãn càng dữ dội đối với chế độ Sài Gòn đang suy yếu.

Tại Paris, chiều 18/3/1975, nghiệp đoàn ký giả toàn quốc Pháp tập hợp hơn 300 nhà báo tụ họp trước trụ sở của AFP rồi diễu hành yên lặng đến tòa đại sứ VNCH. Nghiệp đoàn cũng kêu gọi các phân bộ địa phương tổ chức các cuộc biểu tình tương tự đến các tòa tổng lãnh sự VNCH ở Pháp.

Nhiều hãng thông tấn uy tín trên thế giới chính thức đòi Chính quyền Sài Gòn giải thích về cái chết của Paul Leandri. Thậm chí Viện Báo chí Quốc tế (IPI) có công văn gửi thẳng Tổng thống Thiệu phản kháng hành động sát hại nhà báo của Tổng nha Cảnh sát Sài Gòn.

Mọi chuyện chưa ngã ngũ thì Plâyku, Kontum rồi Huế, Đà Nẵng, Nha Trang…dồn dập thất thủ và ngày cáo chung của Chính quyền Sài Gòn 30/4/1975 ập đến, khiến cho cái chết của Paul Leandri chẳng còn được ai quan tâm nữa.

https://dear-friendship-vd.forum-viet.net

Friendship_vd

Friendship_vd
Admin

TP - Trong báo cáo gửi CIA, Polgar chứng minh rằng quân đội VNCH suy sụp mạnh tinh thần và nhuệ khí. Theo Polgar, sự thụ động trong Sứ quán Mỹ tại Sài Gòn buộc ông ta phải ra tay chỉ huy, một cố gắng cuối cùng để đảo ngược tình thế đang dẫn Sài Gòn đến thảm hoạ sụp đổ.


Kỳ IV Nỗ lực giữ hoà khí bất thành
Tổng thống Ford họp bàn với (từ trái qua) Đại sứ Martin, Tướng Weyan và Ngoại trưởng Kissinger về giải pháp cho VNCH ngày 25/3/1975

Ông ta đưa ra phương án với cố gắng cao nhất cùng các đối tác của chính quyền Sài Gòn cam kết làm “một nỗ lực tổ chức, tâm lý và chính trị“ may ra mới có thể cứu Sài Gòn ra khỏi tình thế lâm nguy.

Ngày 19/3/1975, Polgar tổ chức tiệc tối mời các quan chức tình báo Sài Gòn, trong đó có tướng Quang (cố vấn an ninh của Thiệu) và tướng Bình (Tư lệnh cảnh sát và tình báo).

Hôm sau, Phó Văn phòng CIA Sài Gòn LaGueux đưa cho tướng Bình rồi sau đó chuyển cho tướng Quang phương án với những chỉ dẫn tường tận để Quang đệ trình ngay lên Tổng thống Thiệu. Ngày 21/3, Polgar gặp Thủ tướng Khiêm để trao đổi về vấn đề an nguy của chính quyền Sài Gòn.

Khiêm tỏ ra nghi ngờ kế hoạch của Polgar. Khiêm chỉ trích tướng Cao Văn Viên, Tổng tham mưu trưởng, nhưng lại không hiểu rằng chính ông ta cũng là người có ảnh hưởng mạnh trên chính trường hơn hẳn ảnh hưởng của tướng Viên đối với quân đội.

Polgar thảo luận với Khiêm về việc “đến thời điểm phải đưa ra khái niệm một chính phủ thống nhất quốc gia”, nhưng Polgar nhận ra Khiêm không còn nhạy bén với tình huống bi đát của chính quyền Sài Gòn.

Ngày 22/3, Polgar lại gặp Khiêm, ông ta đi cùng với người phiên dịch nội dung những bức ảnh mà CIA Sài Gòn chụp về cảnh tháo chạy của quân đội VNCH, trên chuyến bay từ Plâyku về Phú Bổn.

Trong khi CIA Sài Gòn phải làm cật lực để đưa tin tức đến cấp cao nhất ở Washington về tình trạng nghiêm trọng của Sài Gòn thì Đại sứ Martin lại về Washington suốt thời gian khủng hoảng này. Polgar phản ánh tình hình này về tổng hành dinh CIA trong báo cáo ngày 23/3.

Trước đó Polgar cũng chuyển một bức điện với nội dung cực kỳ thất vọng, trong đó ông ta ghi rõ: Bắc Việt đang thành công, còn VNCH sai lầm ngu ngốc trong khi Mỹ không có bất cứ phản ứng nào. “Hà Nội điều thêm năm sư đoàn dự trữ chiến lược của họ vào cuộc” - Polgar viết và kết luận với Ngoại trưởng Mỹ Kissingger và cố vấn an ninh quốc gia rằng “Tôi nhìn thấy Nam Việt Nam đang bị nhấn xuống bùn”.

Chiều 23/3, tổng hành dinh CIA lựa chọn giải pháp tình thế là yêu cầu CIA Sài Gòn cung cấp thông tin về thiệt hại của quân đội VNCH và kế hoạch quân sự của Thiệu, để Washington có thể quyết định loại vũ khí viện trợ ngay cho VNCH. Tổng hành dinh CIA chấp nhận một thực tế là Đà Nẵng có thể thất thủ và phải bỏ ngỏ Tây Ninh, nhưng cần phải nắm được kế hoạch cuối cùng của Thiệu là sẽ tử thủ ở đâu.

Trả lời trong báo cáo hôm sau, Polgar viết: “Giờ thì tình hình của VNCH trở nên tồi tệ đến mức cùng kiệt mà hai tuần trước đó không ai nghĩ đến”. Hiện tuyến phòng thủ ở Đà Nẵng và dải ven biển từ Qui Nhơn đến Phan Thiết còn giữ được nhưng, trong tình hình biến chuyển này, sẽ không thể giúp thay đổi “chiến lược phản công” của Thiệu, mà chỉ đơn giản là tia hy vọng giữ cho quân đội VNCH khả năng xoay xở trong trận chiến quyết định sau đó.

Washington tương đối lạc quan nên tại thời điểm này nảy ra cuộc tranh cãi với Polgar về kế hoạch di tản. Mặc dù quan điểm riêng của họ bị đảo ngược không lâu sau đó, tổng hành dinh CIA đã thông báo với Polgar vào ngày 25/3 rằng các cơ quan mà CIA tham khảo đều lo ngại có những dấu hiệu tác động xấu đến nền chính trị Mỹ nếu một cuộc di tản của các quan chức, binh lính VNCH và gia đình họ xảy ra.

Polgar trả lời bằng một bức điện viết trong tâm trạng đau đớn, chỉ rõ rằng Sài Gòn đang náo loạn vì những người Mỹ di tản một cách không cần thiết từ các tỉnh cao nguyên và duyên hải dồn về.

Những dấu hiệu chính trị -việc di tản của họ - khiến có thể phải tăng số lượng người di tản so với mức mà Quốc hội Mỹ đã đưa ra khi dấu hiệu xấu nhất của tình hình VNCH gia tăng. Tổng hành dinh CIA vội vàng thoái lui quyết định.

Dù chưa dứt khoát gửi yêu cầu hành động đến Polgar, nhưng CIA đã phê duyệt danh sách những người di tản do Polgar đề xuất và cho Polgar quyền được điều tiết quá trình di tản.

Ngày 23/3 (giờ Việt Nam) Tổng thống Ford gửi cho ông Thiệu một lá thư- sự liên lạc trực tiếp cuối cùng của Tổng thống Mỹ với VNCH - dường như để nâng nhuệ khí cho ông Thiệu.

Thư có đoạn: “ Sự quyết tâm của Hoa Kỳ để yểm trợ một đồng minh đang bị lực lượng Bắc Việt với vũ khí hùng mạnh tấn công, là một điều hết sức cần thiết...Riêng tôi, tôi chắc chắn rằng Hoa Kỳ sẽ đứng sau lưng VNCH trong giờ phút tối quan trọng này“.

Ngày 25/3, ông Thiệu viết thư phúc đáp Tổng thống Ford, trong đó kêu gọi Mỹ viện trợ quân sự khẩn cấp (như đã cam kết) để cứu VNCH đang lâm nguy và thậm chí còn đề xuất Ford “ra lệnh cho B-52 can thiệp trong một thời gian ngắn nhưng mãnh liệt xuống nơi tập trung quân và căn cứ hậu cần của Bắc Việt trong lãnh thổ miền Nam Việt Nam”. Nhưng Ford không bao giờ trả lời Thiệu nữa!

Một báo cáo khác từ CIA Sài Gòn nghi ngờ về sự tồn tại của một ý chí kháng cự nói chung của VNCH. Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham mưu trưởng quân đội VNCH, được miêu tả như là người “có ảnh hưởng cá nhân bằng tinh thần chủ bại tràn ngập binh sĩ VNCH”.

Cuộc chiến được yểm trợ bằng siêu pháo đài bay B-52 đánh bom rải thảm Bắc Việt đã qua, đằng nào cũng đã đến lúc kết thúc. “Nếu chúng tôi không bố trí lại lực lượng thì chúng tôi sẽ chết. Nhưng bố trí lại quân đội, chúng tôi vẫn chết” - tướng Viên chua chát.

Ngày 19/3, Quảng Trị thất thủ. Ngày 24/3, Tam Kỳ rơi vào tay quân đội Bắc Việt. Ngày 25/3, Huế thất thủ sau ba ngày bị quân đội Bắc Việt bao vây.

Ở tầm chiến lược, Polgar vẫn thấy một khoảng trống quyền lực của cả Mỹ và VNCH lúc bấy giờ, nên kêu gọi một chuyến thị sát quân đội VNCH của tướng Fred Weyand, cựu Tư lệnh quân đội Mỹ tại VNCH (MACV), lúc này đang giữ chức Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ.

Ngày 25/3, tổng hành dinh CIA thông báo cho Polgar rằng, tướng Weyand sẽ dẫn đầu một phái đoàn Mỹ, trong đó có hai quan chức CIA là Ted Shackley và George Carver, sang Sài Gòn thị sát. Tổng hành dinh CIA yêu cầu Polgar cung cấp những tin tức tình báo, chủ yếu liên quan đến việc làm thế nào để duy trì ý chí kháng cự cho VNCH.

Báo cáo trả lời ngày 26/3, Polgar viết, tổn thất do bỏ ngỏ cao nguyên đặt ra câu hỏi về khả năng kháng cự hữu hiệu tại bất kỳ điểm nào khác của VNCH nếu bị tấn công, “VNCH, như chúng tôi biết, là không còn gì”.

Polgar cũng nhận thấy viễn cảnh đặt dấu chấm hết của chính quyền VNCH sẽ đến sớm “trừ phi có một áp lực quân sự hoặc chính trị nào đó ngăn được Bắc Việt không chớp lấy thời cơ ấy”.

Cùng ngày, tất cả người Mỹ có mặt ở Tây Ninh được di tản về Sài Gòn bằng trực thăng. Vậy là nỗ lực của Mỹ nhằm lấy lại nhuệ khí cho quân đội và chính quyền VNCH bất thành.



Được sửa bởi Friendship_vd ngày Thu Nov 12, 2009 10:11 am; sửa lần 1.

https://dear-friendship-vd.forum-viet.net

Friendship_vd

Friendship_vd
Admin

Hơn ba giờ sáng 28/3/1975, phái đoàn thị sát Mỹ do tướng Fred Weyan (Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ và từng là tư lệnh cuối cùng của bộ chỉ huy quân viễn chinh Mỹ tại VNCH trước Hiệp định Paris) dẫn đầu đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất.

Kỳ V Đà Nẵng: Di tản trước, thất thủ sau

Đại sứ Mỹ Martin cũng đi chung chuyến bay này sau khi ông về Washington vận động hành lang ở Quốc hội Mỹ về khoản viện trợ quân sự khẩn cấp cho Sài Gòn bất thành (Martin sang Sài Gòn trễ hơn dự định vì ở Mỹ ông buộc phải phẫu thuật nha khoa).

Trong phái đoàn của tướng Weyan, có Ted Shackley, trưởng phân ban Đông Á của CIA và là tiền nhiệm của Polgar tại CIA Sài Gòn. Ngay sáng 28/3, Shackley thực sự ngán ngẩm khi nhận được bản báo cáo của bộ phận CIA tại Vùng 1 Chiến thuật, trong đó mô tả sự hỗn loạn đến quá nhanh với Đà Nẵng vào ngày 27/3.

Hàng rào an ninh sân bay Đà Nẵng bị đạp đổ, và chỉ 1/3 số người Mỹ trong danh sách phải di tản - dù phải giẫm đạp lên nhau - len chân vào chiếc máy bay Mỹ đầu tiên đến theo kế hoạch di tản trong ngày hôm đó. Số người còn lại trong danh sách phải di tản lên nốt chiếc máy bay thứ hai nhưng nó phải nằm ở cuối đường băng để đợi người ta chuyển hành lý bằng xe đẩy đến.

Cùng hôm đó, Polgar gửi báo cáo này tới tướng Quang, kẻ hứa ngay lập tức đệ trình lên ông Thiệu. Polgar cũng cảnh báo Quang rằng không được phép tái diễn chuyện trước. Quang nói ông ta sẽ có hành động cần thiết ngay và thừa nhận thông tin của CIA Sài Gòn về sự náo loạn ở Đà Nẵng là “chi tiết và cập nhật hơn” so với báo cáo lên ông Thiệu qua kênh quân đội.

Trước đó, ngày 22/3, Thiệu ra lệnh cho tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Vùng 1 Chiến thuật (đóng đại bản doanh tại Đà Nẵng) rút sư đoàn lính dù và sư đoàn thủy quân lục chiến về giữ Nha Trang. Trưởng rất thất vọng vì vừa lên truyền hình tuyên bố tử thủ Đà Nẵng, sau khi bỏ ngỏ Huế vào ngày 19/3.

Polgar nhận thấy không cần thiết duy trì bộ phận CIA ở Đà Nẵng và thực sự không dám mạo hiểm nữa sau cuộc tháo chạy khỏi Plâyku, nên lệnh cho nhân viên ở đây lập tức di tản về Sài Gòn.

Lúc 16 giờ 40 ngày 27/3, tướng Quang gọi lại cho Polgar thông báo rằng Tổng thống Thiệu muốn Tổng lãnh sự Mỹ ở Đà Nẵng Albert Francis điện nói chuyện với tướng Trưởng, Tư lệnh Vùng 1 Chiến thuật vì, để tiếp tục duy trì cầu hàng không Đà Nẵng - Sài Gòn, phải phụ thuộc vào khả năng vãn hồi trật tự ở sân bay của tướng Trưởng.

Một giờ sau, Quang thông báo ông ta đã đích thân liên lạc với tướng Trưởng, nhưng vẫn đề nghị “dù sao thì ông Francis cũng phải trình bày với tướng Trưởng”.

Sự kiêu ngạo này của quân đội VNCH gây khó chịu cho người Mỹ vì một quân đội có kỷ luật bây giờ đã tan rã thực sự. Một tình trạng hỗn độn, cướp bóc đến man rợ của binh lính tại Đà Nẵng.

Sáng hôm sau (28/3), Tổng lãnh sự Mỹ quyết định hủy bỏ cầu hàng không từ đây về Sài Gòn. Cuộc di tản khỏi Đà Nẵng bằng đường biển là khả năng duy nhất.

Lãnh sự quán Mỹ lên danh sách 3.000 người Việt mà Phái bộ Mỹ thấy có trách nhiệm phải đưa họ đi di tản. Tờ mờ sáng 28/3, người ta tập kết lên sà lan tại bến sông trước mặt tòa lãnh sự nhằm tránh sự chú ý của dòng người di tản không được Mỹ bảo trợ.

Nhưng mẹo ấy không thành công và khoảng 1.000 người di tản tự do leo được lên boong tàu. Đám đông chen chúc xô đẩy khiến nhiều người bị rơi xuống nước và một số chết đuối.

Chiếc sà lan quá tải ấy cuối cùng cũng được lai dắt ra biển trong khi nhiều người trong danh sách di tản của lãnh sự quán vẫn còn ở trên bờ.

Bốn nhân viên CIA và vài nhân viên lãnh sự quán Mỹ tại Đà Nẵng chậm chân phải di tản vào rạng sáng hôm sau bằng chiếc tàu nhỏ mang tên Osceola của một người Úc, lênh đênh mất hai đêm, nhưng trước khi lên được tàu khu trục của Hạm đội 7, họ suýt mất mạng vì hải tặc.

Ngày 29/3, quân đội Bắc Việt mở đầu trận đánh Đà Nẵng với những trận giao tranh nhỏ, nhưng tướng Trưởng vội lên tàu HQ 404 cùng một lữ đoàn thủy quân lục chiến tháo chạy về Sài Gòn.

Ngày 30/3, Đà Nẵng thất thủ vào tay quân đội Bắc Việt, giáng một đòn chí mạng vào tâm lý binh sĩ VNCH và nhanh chóng đẩy chính quyền Sài Gòn vào cơn hấp hối.

Trước đó ba ngày, Shackley điện báo cáo việc Bắc Việt đang rất lợi thế ở Đà Nẵng cho Đại sứ Martin ngay trên chiếc máy bay phái đoàn thị sát của tướng Weyan. Nhưng ông Martin không thể hoặc không muốn nhận tin xấu về thảm họa này, nên tướng Weyan lệnh cho Shackley ngừng truyền tin.

Một ngày trước khi Đà Nẵng thất thủ, Polgar đưa Vince Daly nhân viên CIA ở bộ phận Đà Nẵng đã di tản về Sài Gòn đến gặp Đại sứ Martin. Nhưng Martin không thừa nhận đánh giá của Daly rằng đang có thảm họa, và nói ông ta muốn bay ra Đà Nẵng để tự mình xác minh thực tế.

Chỉ duy nhất một lý do thuyết phục được Martin ở lại Sài Gòn là ông không thể đáp xuống sân bay mà quân đội Bắc Việt đã kiểm soát.

Trên thực tế, lực lượng hùng hậu của Bắc Việt tiếp tục tấn công như vũ bão vào dải duyên hải miền Trung. Chỉ hai ngày sau khi Đà Nẵng thất thủ, họ đã bao vây Nha Trang, nơi đặt tổng hành dinh Vùng 2 Chiến thuật, Tổng lãnh sự quán Mỹ, lại rất gần quân cảng Cam Ranh.

Lúc 10 giờ 30 sáng 1/4, khi nghe tỉnh trưởng Khánh Hòa thông báo qua điện thoại “đã mất quyền kiểm soát thành phố này”, Tổng lãnh sự Mỹ ngay lập tức lên trực thăng di tản. Bộ phận CIA Nha Trang đóng liên lạc vào lúc 11 giờ 17, và Robert Chin, trưởng bộ phận là nhân viên CIA cuối cùng ở đây bay về Sài Gòn ngay trưa hôm đó.

Tổng lãnh sự thực hiện kế hoạch di tản cho nhân viên địa phương bằng đường biển ngay hôm ấy. Nhưng việc khởi hành tàu của nhân viên người Mỹ làm hỏng kế hoạch này, chỉ một nửa nhân viên được di tản đến Sài Gòn.

Cùng trong ngày 1/4 Giám đốc CIA Colby gửi mật lệnh giao cho Polgar toàn quyền hành động trong việc di tản những nhân viên người Việt và gia đình họ - theo danh sách mà Polgar đề nghị một tuần trước đó nhưng bị phân ban Đông Á của CIA từ chối.

Khi Shackley và Polgar gặp Thiệu vào ngày 2/4, Thiệu dường như nghẹn ngào, nước mắt chỉ chực rơi. Shackley nhận ra điều mà dân chúng gọi là “làn sóng thất vọng và lo lắng” bao trùm toàn bộ quân đội VNCH khi cả Vùng 1 và Vùng 2 Chiến thuật đều thất thủ. Tinh thần và nhuệ khí của VNCH xuống đến đáy, cảm giác bị Mỹ bỏ rơi lớn dần trong mọi giai tầng xã hội.

Tổng thống Thiệu không còn đủ bình tĩnh để nhìn thấy cơ thể chính trị mục ruỗng của VNCH, còn Thủ tướng Khiêm đang mải theo đuổi toan tính vô ích là tái cấu trúc nội các mới.

Thực ra, Nam Việt Nam lúc ấy chỉ còn có một điểm đồng thuận là: yêu cầu Mỹ mang B-52 rải thảm bom xuống quân đội Bắc Việt đang có mặt ở Nam Việt Nam- một yêu cầu không tưởng! Thiệu lúc đó trong tay chỉ có một kế hoạch rất mập mờ về chiến lược phản công và tử thủ, cũng như nguồn lực tổ chức thực hiện.

Tại cuộc gặp với CIA ngày 2/4, Thiệu có vẻ không chú ý gì đến sự di chuyển của những sư đoàn quân đội Bắc Việt mà Polgar mô tả với ông ta. Thiệu tỏ ra hiểu vị thế hiện tại của quân đội VNCH, việc báo động về những hàm ý chính trị đã đe dọa nhuệ khí chung.

Tuy nhiên, Thiệu cho là Shackley đánh giá quá mức thời gian đang có để giải quyết các vấn đề của ông ta. Các bức điện của Shackley gửi tổng hành dinh CIA ngày 31/3 và 2/4 đều đặt ra câu hỏi: Dự định của Bắc Việt tới đây là gì?

Và ông ta nhìn thấy hai khả năng: Thứ nhất, Hà Nội khai thác lợi thế quân sự để nhấn một chiến thắng tức thời trên chiến trường; Thứ hai, một giải pháp chính trị với một chính phủ liên hiệp mà chính quyền Sài Gòn phải “đầu hàng có điều kiện”.

Cả hai dự đoán này của Shackley đều không được Hà Nội lựa chọn, như sau này Shackley nhớ lại, phái đoàn thị sát của tướng Weyan hóa ra chỉ là cách đóng kịch giữa Washington và Phái bộ Mỹ ở Sài Gòn.

Tướng Weyan và cộng sự đều tin chắc một điều rằng Hà Nội sẽ gây sức ép bằng chiến thắng quân sự và không có gì khiến họ phải nghĩ khác. Mặc dù vậy, Đại sứ Martin và Polgar lại vẫn tiếp tục tìm kiếm các dấu hiệu tin cậy về mối quan tâm của Bắc Việt đối với một chính phủ liên hiệp ở Nam Việt Nam.

Cuối cùng, tướng Weyand vẫn báo cáo với dự đoán rằng nếu Mỹ không viện trợ quân sự khẩn cấp cho VNCH và không cam kết hỗ trợ trực tiếp bằng không quân thì Sài Gòn sẽ sụp đổ chỉ sau một đợt tấn công của quân đội Bắc Việt.

Ngày 2/4, tổng hành dinh CIA quyết định thay đổi 180 độ kế hoạch di tản, thông báo cho Polgar rằng Mỹ sẽ nhanh chóng yêu cầu di tản toàn bộ gia đình nhân viên và một số lượng nhân viên người Việt trong trường hợp Sài Gòn sụp đổ.

CIA ước tính lượng người phải di tản lên tới một triệu người. Phúc đáp CIA, Polgar và George Carver đề nghị Mỹ nên thận trọng trong kế hoạch di tản trong lúc tình trạng ở VNCH “di tản hỗn độn như mất trí”.

Di tản là vấn đề nghiêm trọng, nhưng “những bước khờ khạo sẽ càng đẩy nhanh cuộc khủng hoảng ở VNCH xuống đáy”. Bởi nếu đưa một sư đoàn không quân và một sư đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ vào Nam Việt Nam để tổ chức di tản chỉ người Mỹ thì sợ quân đội VNCH quay súng bắn ngay vào người Mỹ. Nhưng Giám đốc CIA Colby chỉ trả lời cụt lủn rằng: “Tôi sẽ bàn bạc với Trợ lý của Kissinger là ông Philip Habib

https://dear-friendship-vd.forum-viet.net

Friendship_vd

Friendship_vd
Admin

Kỳ VI: Mật trình của tướng Weyand
TP - Ngày 28/3/1975, Đại tướng Fred Weyand, Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ đến Sài Gòn để thị sát tình hình VNCH theo yêu cầu của Tổng thống Mỹ Ford.

Trở về Mỹ, ông làm một bản phúc trình đặc biệt lên Tổng thống Ford về tình hình thực tế của VNCH kèm theo những đề nghị khẩn cấp để cứu nguy cho chính quyền Sài Gòn.

Sau khi thị sát chiến trường Nam Việt Nam và họp với chính quyền VNCH, tướng Weyand soạn một bản báo cáo dài 14 trang để phúc trình cho Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Schlesinger.

Ngày 5/4/1975 (tức ngày 6/4 giờ Sài Gòn), đang trên đường bay về Washington, tướng Weyand được lệnh đổi hướng bay thẳng về Palm Springs (bang Nevada) để phúc trình ngay về tình hình VNCH cho Tổng thống Ford và Ngoại trưởng Kissinger đang đợi tại đó.

Nghe thuyết trình của Weyand xong, Kissinger đi họp báo. Trên đường tới Trung tâm báo chí, Kissinger buột miệng: “Sao chúng không chết phứt cho rồi? Điều tệ hại nhất có thể xảy ra là chúng cứ sống dai dẳng”! (nguyên văn tiếng Anh: Why don’t these people die fast? The worst thing that could happen would be for them to linger on”).

Trong tóm lược của bản phúc trình về tình hình Nam Việt Nam và đề nghị những biện pháp hỗ trợ khẩn cấp của Nhà Trắng cho chính quyền Thiệu, tướng Weyand viết:

Tướng Weyand từng có mặt ở chiến trường Nam Việt Nam với nhiều chức vụ khác nhau: Tư lệnh sư đoàn 25 Mỹ, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Tiền phương Lực lượng Đặc nhiệm, Tư lệnh phó Bộ Tư lệnh Quân Viễn chinh Mỹ tại VNCH và, sau cùng, là Tư lệnh Bộ Chỉ huy Yểm trợ Mỹ (MACV) tại Việt Nam trước khi về Mỹ sau khi Hiệp định Paris được ký kết (27/1/1973). Tướng Weyand thăm và tìm hiểu tình hình VNCH từ ngày 28/3 đến 4/4/1975.
“Tình hình quân sự hiện nay đang nguy ngập… Chính phủ VNCH đang cận kề một thất bại quân sự hoàn toàn. Tuy nhiên, VNCH đang lên kế hoạch tiếp tục chống giữ với những nguồn lực còn lại của họ và, nếu có được một thời gian để lấy lại sức, họ sẽ xây dựng lại được khả năng của họ tương xứng với sự hỗ trợ vật chất của Mỹ. Tôi tin rằng chúng ta thiếu họ món nợ hỗ trợ đó… Chúng ta đã giơ tay ra cho Nam Việt Nam và họ đã nắm lấy. Giờ đây, họ đang cần đến bàn tay giúp đỡ ấy nhiều hơn bao giờ hết…

“Uy tín của Mỹ, trên cương vị là một nước đồng minh của VNCH, đang bị thử thách tại Nam Việt Nam. Để giữ được uy tín đó, ta phải làm một nỗ lực tối đa để hỗ trợ cho miền Nam Việt Nam trong lúc này. (Bản phân tích chi tiết hơn được trình bày trong phúc trình đính kèm). Kính trình. Fred C. Weyand”.

Mỹ bỏ rơi Thiệu?

Mở đầu bản phúc trình chi tiết, tướng Weyand viết: “Tôi đã hoàn tất công việc, đã phân tích những dự tính của chính quyền VNCH để có thể phản công Bắc Việt, đã cam kết với Tổng thống Thiệu về sự hậu thuẫn kiên trì của Tổng thống trong cơn khủng hoảng này, và đã xem xét cân nhắc các lựa chọn và các cách thức hành động mà Mỹ có thể thực hiện để trợ giúp VNCH.

Tình hình quân sự của VNCH đang lâm vào tình trạng nguy ngập, và sự tồn tại của Nam Việt Nam là rất mong manh. Chính quyền VNCH đang bên bờ vực của một thất bại quân sự hoàn toàn. Tuy nhiên, VNCH dự tính tiếp tục chống cự với phương tiện có trong tay và, nếu có thời gian lấy lại sức, có thể tái tạo khả năng chiến đấu tùy thuộc vào sự viện trợ khẩn cấp về trang bị vũ khí, khí tài của phía Mỹ. Tôi cam đoan là chúng ta có bổn phận phải cống hiến sự hỗ trợ này cho họ”.

Và tướng Weyand đề xuất, “mức độ hỗ trợ hiện tại của Mỹ chắc chắn dẫn đến sự thất bại của chính quyền VNCH. Nếu muốn đạt một cơ hội thành công, cần có thêm ngay lập tức 722 triệu dollar để giúp VNCH có được thế phòng thủ tối thiểu chống lại sự tấn công của quân đội Bắc Việt. Sự viện trợ bổ sung này của Mỹ là phù hợp với tinh thần của Hiệp định Paris.

Việc sử dụng hỏa lực của không quân Mỹ để tăng cường khả năng cho Nam Việt Nam chống lại cuộc tấn công của Bắc Việt sẽ đem lại sự hỗ trợ trên cả hai bình diện quân sự và tâm lý đối với VNCH, đồng thời sẽ mang lại một thế hòa hoãn cần thiết trên chiến trường”.

Đặc biệt, về các lựa chọn hành động của Mỹ, tướng Weyand phân tích: “Điều mà Mỹ làm hoặc có thể không làm trong những ngày tới đều sẽ định đoạt những biến cố sẽ xảy ra trong vài tuần tới. Một mình Mỹ không thể cứu vãn được Nam Việt Nam nhưng Mỹ cũng có thể, cho dù có vô tình, đẩy VNCH xuống hố chôn”.

Weyand đề nghị cụ thể với Nhà Trắng hai loại hành động. Những hành động ngắn hạn- một phần về mặt vật chất nhưng chủ yếu là về mặt tâm lý - cần thiết để nâng tinh thần Nam Việt Nam và, nếu có thể, ép được Bắc Việt tạm ngừng tấn công.

Điều này chỉ mua được thời giờ, nhưng, trong tình thế hiện tại, thời giờ là điều tối cần. Những hành động dài hạn - về mặt vật chất nhưng lại có khía cạnh tâm lý mạnh mẽ- nếu muốn VNCH có hy vọng tồn tại hoặc thương thảo một hiệp ước khác thay vì đầu hàng.

Điều kiện tiên quyết và cấp bách theo tướng Weyand là Nam Việt Nam phải cảm thấy được Mỹ ủng hộ. “Cảm giác này rất quan trọng về mọi mặt. Cảm giác người Mỹ giảm thiểu ủng hộ hay nói cách khác, bỏ rơi Nam Việt Nam, sẽ khuyến khích Bắc Việt tiếp tục tấn công. Chính cảm giác này khiến quân đội VNCH bắt đầu triệt thoái một cách lộ liễu tại các tỉnh phía bắc.

Cảm giác này là do, ngay sau khi ký kết Hiệp định Paris, 1,6 tỷ dollar được đệ trình Quốc hội về viện trợ cho Nam Việt Nam cho năm tài khóa 1974 chỉ được giải ngân có 1 tỷ 126 triệu dollar (bằng 70 phần trăm yêu cầu); 500 triệu dollar còn lại bị Quốc hội khước từ.

Đối với tài khóa năm 1975 này, khoản viện trợ 1,6 tỷ dollar được đề nghị để duy trì khả năng tự vệ của quân đội VNCH, nhưng cũng chỉ có 700 triệu dollar được chấp thuận (chỉ bằng 44 phần trăm yêu cầu). Những hành động này đã làm phát sinh khủng hoảng lòng tin vào Mỹ của VNCH”-Weyand viết.

Ý định mang B-52 vào lại Nam Việt Nam

Tướng Weyand - Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ
Tướng Weyand kết luận, điều then chốt cho sự tồn tại sống còn của VNCH nằm trong khả năng của chính quyền Thiệu có ổn định được tình thế, và đem các nguồn lực quân sự chống lại sức tấn công của Bắc Việt hay không.

Song khả năng này lại tùy thuộc phần lớn vào khả năng thuyết phục giới quân sự và dân sự là chưa đến nỗi mất tất cả, và còn có thể chặn đứng được Bắc Việt.

“Tuy đó là trách nhiệm chính của chính phủ VNCH, các hành động của Mỹ lại mang tính quyết định trong việc lấy lại niềm tin. Hành động mà Mỹ có thể làm để gây nên ấn tượng tức khắc cho cuộc chiến Việt Nam là sử dụng không quân Mỹ để chặn đứng thế tấn công hiện tại của Bắc Việt.

Cho dù chỉ giới hạn trên phần đất Nam Việt Nam và chỉ thực hiện trong một thời gian giới hạn, sự tấn công này sẽ gây tổn thất lớn cho quân đội Bắc Việt và sẽ tạo một chấn động về mặt tâm lý đối với họ. Cuộc không kích này cũng sẽ khiến Hà Nội phải suy nghĩ lại.

Tướng lĩnh quân đội VNCH mọi cấp bậc đều lặp đi lặp lại mức độ quan trọng của việc Mỹ cho sử dụng pháo đài bay B-52 phản công chống lại quân đội Bắc Việt, và quan điểm này hợp lý về mặt quân sự. Tôi ý thức được các khó khăn về mặt pháp lý và chính trị gây nên bởi việc thi hành biện pháp không kích này”-Tướng Weyand đề xuất với Tổng thống Ford.

Về kế hoạch di tản, tướng Weyand đề nghị, do có những biến chuyển cực kỳ nhanh chóng từ các biến cố ở Nam Việt Nam, Tổng thống cần phải quan tâm tới một vấn đề khác. Dựa trên các lý do thận trọng, Mỹ phải lập tức có ngay một kế hoạch di tản đại qui mô cho 6.000 người Mỹ đang có mặt ở Nam Việt Nam và hàng vạn người Việt trong chính quyền Thiệu mà chúng ta có bổn phận phải bảo vệ.

“Bài học tại Đà Nẵng cho thấy việc di tản này đòi hỏi tối thiểu một sư đoàn lính Mỹ được yểm trợ bởi không quân tác chiến để đập tan pháo binh và hỏa lực phòng không của Bắc Việt.

Khi tình thế đòi hỏi, một lời xác định công khai về chính sách này phải được công bố và Bắc Việt phải được cảnh cáo một cách rõ ràng về ý định của Mỹ sẽ dùng tới vũ lực để đảm bảo tính mạng cho số người (cả Mỹ và Việt) được di tản.

Nhà Trắng phải được Quốc hội Mỹ cho toàn quyền sử dụng các hình phạt quân sự chống lại Bắc Việt nếu họ cản trở công việc di tản. Thế giới vẫn đánh giá sự trung tín của Mỹ với tư cách là đồng minh của VNCH. Nhưng để duy trì sự tin tưởng đó, chúng ta phải thực hiện một nỗ lực tối đa trong việc hỗ trợ cho Nam Việt Nam ngay” - Tướng Weyand viết.

Nhưng ở thời điểm đó, ông Ford khó mà làm được những điều tướng Weyand đề xuất, ngoại trừ kế hoạch di tản. Ông ta đang phải sửa soạn một chiến dịch để ra tranh cử chức tổng thống vào năm 1976, và các cố vấn của ông Ford tại Nhà Trắng đều khuyên ông: “Hãy đưa nước Mỹ ra khỏi cuộc chiến Việt Nam”.

Ông Ford chắc phải nghe cố vấn vì có lẽ ông ta mặc cảm là chưa hề được dân chúng Mỹ bầu lên vị trí người đứng đầu cơ quan hành pháp Mỹ - chức Tổng thống.

Từ một Hạ nghị sĩ, ông Ford được Nixon cất nhắc lên làm Phó Tổng thống tháng 12/1973, sau khi Phó Tổng thống Agnew từ chức.Sau đó, ông nhảy vọt lên chức Tổng thống khi Nixon phải ra đi do vụ scandal Watergate vào tháng 9/1974.

https://dear-friendship-vd.forum-viet.net

Friendship_vd

Friendship_vd
Admin

Kỳ VII: Câu trả lời từ Tây Ninh
TP - Ngày 2/4/1975, Tổng thống Thiệu miêu tả kế hoạch của mình với Trưởng phân ban Đông Á của CIA Shackley và trùm CIA Sài Gòn Polgar về những nỗ lực tử thủ và ổn định tình thế cho VNCH, song nó đã bị "nhốt vào rọ" và bị trì hoãn thực hiện bởi các chính trị gia đầy đố kỵ của Nam Việt Nam.


CIA không ủng hộ đảo chính

Thiệu lập bộ tư lệnh hành quân lưu động nằm trong Bộ Tổng tham mưu của tướng Cao Văn Viên. Nhưng các tướng lĩnh thất trận ở cao nguyên và Huế như Phạm Văn Phú, Lâm Quang Thi, Hồ Văn Kỳ Thoại, Nguyễn Văn Khánh… lại bị phạt giam lỏng tại đây để viết kiểm điểm.

Còn các chính trị gia lại khẩn trương xúc tiến thiết lập một chính phủ Nam Việt Nam gồm nhiều thành phần có đủ sức nặng và cùng chung mối quan tâm đến việc đàm phán với Bắc Việt về chuyện ngừng bắn.

Hôm sau, Polgar báo cáo về tổng hành dinh CIA rằng tướng không quân Nguyễn Cao Kỳ liên kết với Chủ tịch Thượng viện VNCH Trần Văn Lắm tập hợp một danh sách nhân sự dự kiến cho chính phủ như vậy.

Đúng lúc Thiệu có thể đàn áp ý định này (tướng Đặng Văn Quang và tướng Nguyễn Khắc Bình - Tư lệnh cảnh sát quốc gia, thậm chí cho Polgar biết kế hoạch chi tiết đàn áp các phần tử đối lập), thì Dân biểu ở Thượng viện VNCH lại nhất trí yêu cầu phải có một nhà lãnh đạo mới thay thế Thiệu.

Đề cập bóng gió về chủ đề này với Đại sứ Martin, Polgar cho rằng Thiệu thiếu khôn ngoan và linh hoạt để xử lý những thành phần bất đồng trong chính phủ VNCH. Hơn nữa, nếu Tổng thống Thiệu tiếp tục tại vị, Bắc Việt sẽ đi đến một chiến thắng quân sự. Giám đốc CIA Colby tỏ ra nóng nảy, chỉ thị Polgar không được can dự vào bất kỳ hoạt động nào nhằm lật đổ Thiệu.

Lúc này, tướng Charles Timmes được CIA giao cho vai trò liên lạc viên giữa CIA và nhóm tướng lĩnh trẻ của quân đội VNCH, mà ông Timmes đã kết làm bạn trong những ngày tháng ông là trưởng phái đoàn cố vấn Mỹ chiến trường (năm 1962-1964, tướng Timmes được chọn làm người đứng đầu phái đoàn cố vấn Mỹ ở VNCH).

Khi biết tướng không quân Nguyễn Cao Kỳ đang tìm cách đảo chính Thiệu, tướng Timmes chở Đại sứ Martin trên chiếc Volkswagen của ông tới gặp tướng Kỳ tại nhà (trong sân bay Tân Sơn Nhất), và hai người cố làm cho tướng Kỳ tin rằng họ sẽ ủng hộ ông ta làm tổng thống tương lai nếu ông biết kiên nhẫn chờ đợi và đừng chống lại Thiệu. Nhưng có nhiều dấu hiệu khác cho thấy một cuộc đảo chính có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Và Đại sứ Martin lẫn CIA không ủng hộ tướng Kỳ làm đảo chính.

Sáng 8/4, một máy bay A-37 của viên phi công VNCH đảo ngũ theo Bắc Việt đánh bom Dinh Độc lập. May mắn là bom chỉ làm sập văn phòng của tướng Quang, cố vấn an ninh của Thiệu. Trước việc quân đội Bắc Việt tiếp tục khai thác lợi thế của họ trên chiến trường, phản ứng yếu ớt của VNCH cũng như Phái bộ Mỹ y như là "một chú hươu ngơ ngác chôn chân khi ngọn đèn pha sáng chói rọi vào mắt".

Cùng ngày 8/4, bộ phận CIA ở Tây Ninh báo cáo rằng Bắc Việt đã quyết định một chiến dịch tấn công thần tốc để giải phóng miền Nam cho dù chính quyền Thiệu sụp đổ hay là được Mỹ tăng viện. Tức là sẽ không có việc đàm phán cũng chẳng có chuyện thành lập một chính phủ liên hiệp, mà "quân đội Bắc Việt sẽ tấn công Sài Gòn trong thời gian thích hợp".

Ngày định đoạt
Trong lúc ấy, Polgar nhận thấy Phái bộ Mỹ vẫn giống như một "con tàu không bánh lái" mặc dù Đại sứ Martin đã trở lại Sài Gòn điều hành. Ngày 9/4, Polgar than phiền về việc quá lãng phí thời gian để tranh cãi về tính hợp lệ của những tin xấu đổ về từ các nguồn tin tình báo của mình, và lưu ý rằng, gia đình những người Việt làm cho Mỹ và công chức chính quyền VNCH ùn ùn mang theo đồ đạc dồn ứ ở cảng Sài Gòn, trong khi hai tàu Mỹ rời cảng lại rỗng không vì Tòa Đại sứ Mỹ không cho lệnh chuyên chở.

Đại sứ Martin một mặt vẫn cố gắng lái Washington vào việc viện trợ quân sự và kinh tế cho VNCH, mặt khác, tìm cách duy trì cảm giác mọi hoạt động vẫn bình thường ở Sài Gòn dù trên thực tế tình hình mỗi ngày một tồi tệ.

Cùng trong báo cáo này, Polgar nhận định, quân đội Bắc Việt sẽ tấn công nhằm vào các tỉnh lỵ gần Sài Gòn để tạo đòn quyết định đánh chiếm Sài Gòn trước tháng sáu. Polgar cũng lưu ý, trong vòng hai tuần gần nhất, nội các Thiệu chẳng có hoạt động điều hành gì cả, thậm chí, suốt một tuần liền, Đại sứ Martin không trông thấy mặt Thiệu.

Đại sứ Martin đồng ý với nhận định, ông Thiệu đang ngồi ở vị trí quá sức của ông ta nhưng không thể đẩy ông ta đi khi chưa tìm được một "giải pháp thay thế sống còn". Polgar kết luận sẽ không có chuyện "tránh được một cuộc đổ máu vô ích chỉ bằng việc Thiệu từ chức và một chính phủ liên hiệp đủ tin cậy đề nghị thực thi điều khoản Hiệp định Paris về sự đầu hàng trong trật tự" sau khi Mỹ rút đi.

Đúng lúc ấy, mật lệnh của Giám đốc CIA Colby được đánh sang Sài Gòn: Những người Việt làm cho CIA đều phải rời khỏi Nam Việt Nam ngay; nếu thiếu phương tiện tại chỗ, Colby sẽ điều thêm máy bay thương mại sang Sài Gòn. Nhưng chính Polgar lại vẫn hoài nghi về tính khẩn cấp của mệnh lệnh này.

Tại bữa tiệc tối ở văn phòng CIA Sài Gòn, Chip Schofield nhân viên Phái bộ Mỹ hỏi Polgar rằng "trong hoàn cảnh nào thì yêu cầu di tản Phái bộ Mỹ?". Lúc đó (ngày 9/4) quân đội Bắc Việt bắt đầu tấn công Xuân Lộc (nay thuộc tỉnh Đồng Nai). Polgar thừa nhận việc mất Biên Hòa và con đường cao tốc duy nhất từ Sài Gòn xuống Vũng Tàu đã bị chặn. Kế hoạch di tản trong một kết cục như thế là phi thực tế.

Ông ta còn lo ngại, bất cứ một thông báo nào về cuộc di tản tổng thể đưa ra lúc này đều sẽ gây hoảng loạn cho Phái bộ Mỹ. Vì thế, trong mọi trường hợp Polgar phải ngăn cản một chính phủ liên hiệp dù chỉ để che đậy một cách mong manh kết cục phải đầu hàng sắp ập đến với Nam Việt Nam, có vậy mới ngăn ngừa được những rắc rối xảy đến cho cuộc di tản khẩn cấp của người Mỹ.

Quan điểm này trái ngược với báo cáo của Polgar ngày 9/4 gửi cho tổng hành dinh dự báo về một cuộc tấn công mang tính quyết định của quân đội Bắc Việt. Sau đó, Polgar nhanh chóng được chỉ định bắt đầu với vai trò trọng yếu chính thức trong nỗ lực đàm phán để có một giải pháp cho phép người Mỹ và quân đội VNCH triệt thoái trong trật tự, và có lẽ chỉ cần duy trì một bộ phận nhỏ của Phái bộ Mỹ.

Một lý do gây tâm lý bi quan về sự thành công của kế hoạch di tản là áp lực của quân đội. Phó văn phòng CIA Sài Gòn LaGueux -người chứng kiến từ trên máy bay cảnh tháo chạy thê thảm khỏi Cao nguyên và Đà Nẵng của quân đội VNCH- thực sự hoảng sợ cho cuộc di tản khẩn cấp của người Mỹ nếu diễn ra trong một tình trạng hỗn loạn như vậy.

Polgar đồng ý với sự nhìn nhận này của LaGueux rằng cuộc di tản khỏi Sài Gòn trong trật tự của tất cả người Mỹ và, mọi thỏa hiệp, dàn xếp của Nam Việt Nam không chắc thành công trong hoàn cảnh đang hỗn loạn tương tự như vậy. Bởi thế Polgar ủy quyền cho LaGueux chuẩn bị một kịch bản di tản trong trường hợp xấu nhất gửi về Washington.

Ngày 31/3/1975, Bộ Chính trị T.Ư Đảng quyết định: Thực hiện Tổng tiến công và nổi dậy, kết thúc thắng lợi chiến tranh giải phóng trong thời gian ngắn nhất. Tốt hơn cả là bắt đầu và kết thúc trong tháng 4, không để chậm. Với phương châm "thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng". Từ thời khắc này, số phận của chế độ Sài Gòn đã được định đoạt.

Ngày 8/4/1975, tại Sở Chỉ huy Miền, ông Lê Đức Thọ công bố quyết định ngày 6/4 của Bộ Chính trị thành lập Bộ chỉ huy chiến dịch Sài Gòn - Gia Định. Đại tướng Văn Tiến Dũng là Tư lệnh; ông Phạm Hùng (Bí thư T.Ư Cục miền Nam) là Chính ủy.

Các ông Trần Văn Trà, Lê Đức Anh, Lê Trọng Tấn, Đinh Đức Thiện là Phó Tư lệnh; ông Lê Quang Hòa là Phó Chính ủy kiêm Chủ nhiệm Chính trị; ông Lê Ngọc Hiền là quyền Tham mưu trưởng.

Ông Lê Đức Thọ tham gia T.Ư Cục và Đảng ủy mặt trận. T.Ư Cục phân công ông Nguyễn Văn Linh, Phó Bí thư T.Ư Cục, đặc trách phong trào nổi dậy của quần chúng, nhất là ở Sài Gòn; ông Võ Văn Kiệt, Ủy viên Thường vụ T.Ư Cục, chỉ đạo việc tiếp quản thành phố



Được sửa bởi Friendship_vd ngày Thu Nov 12, 2009 10:17 am; sửa lần 2.

https://dear-friendship-vd.forum-viet.net

Friendship_vd

Friendship_vd
Admin

Kỳ VIII: Cặp bài trùng Martin-Polgar

TP - Cuối tháng 1/1972, Polgar được CIA cử sang Sài Gòn thay Ted Shackley làm trưởng văn phòng CIA Sài Gòn.

Tham gia CIA từ khi cơ quan tình báo này thành lập (1947), sinh ra và lớn lên ở Hungary nên, ngoài tiếng mẹ đẻ, Polgar giỏi tiếng Đức và tiếng Anh. Do vậy ông ta hoạt động cho CIA chủ yếu ở Đức và Đông Âu.

Cuộc gặp gỡ gượng gạo

Lần đầu tiên hoạt động tại Nam Việt Nam, Polgar kế thừa mạng lưới mà Shackley dày công thiết kế trước khi được tổng hành dinh CIA cất nhắc lên chức Trưởng phân ban Đông Á, trở thành sếp trực tiếp của Polgar. Nhờ khả năng và kinh nghiệm, Polgar dần trở thành nhân vật quan trọng thứ hai trong tòa Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn, chỉ sau Bunker.

Tháng 4/1973, Đại sứ Bunker cùng Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu bay sang Mỹ trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của người đứng đầu chính quyền VNCH. Polgar tháp tùng Bunker đến San Clemente (bang California), nơi Tổng thống Mỹ Nixon tiếp Thiệu tại biệt thự riêng bên bờ biển.

Tại đây, Polgar được Ngoại trưởng Kissinger mời bữa ăn sáng thân mật. Không rõ nội dung bàn luận giữa hai người trong bữa ăn sáng ấy nhưng, ngay buổi chiều, Martin người vừa được Nixon quyết định bổ nhiệm làm Đại sứ Mỹ tại Nam Việt Nam thay thế Bunker (nhưng chưa chính thức nhậm chức) đột ngột gõ cửa phòng Polgar.

Martin xa gần muốn biết nội dung trao đổi của Kissinger với Polgar. Cuộc trao đổi ngắn nhưng Polgar trực tiếp cảm nhận phong cách "lôi cuốn và mưu lược" vẫn được đồn thổi của Martin. Polgar đảm bảo với Martin rằng, với tư cách là Trưởng văn phòng CIA ở Sài Gòn, sẽ làm việc hết mình cho ngài tân Đại sứ.

Dù cuộc gặp đầu tiên giữa hai người rất gượng gạo nhưng, sau đó, mối quan hệ giữa họ trở nên tốt đẹp hơn nhiều ở Sài Gòn và như một cặp bài trùng mãi cho đến những ngày cuối cùng trước khi Sài Gòn sụp đổ mới nảy sinh bất đồng.

Trở lại Sài Gòn, Polgar tình cờ gặp tướng Szuecs (thành viên trong Ủy ban Liên hiệp Quân sự Quốc tế Giám sát Hiệp định Paris) tại sân bay Tân Sơn Nhất, khi đang được một bác sỹ quân y người Hungary thăm khám.

Biết rõ CIA đang điều hành một bệnh viện tại Sài Gòn, vị bác sĩ này lại đang loay hoay kiếm biệt dược trị sốt rét cho các thành viên phái đoàn Hungary trong Trại Davis. Viên thư ký thứ nhất của đoàn Hungary đến và, qua giới thiệu, họ nhận nhau là đồng nghiệp vì đều là tình báo.

Sau đó, gần gũi hơn qua một cuộc nhậu, nhưng Polgar tạm không sử dụng "mối quan hệ Hungary" này mãi cho đến khi lâm vào tình huống cấp bách giữa tháng 4/1975. Như vậy, vô tình, đại diện phe cộng sản trong Ủy ban Liên hiệp Quân sự Quốc tế đem đến cho CIA Sài Gòn cơ hội tuyển mộ một nguồn tin quan trọng mà sau này Polgar coi đó "là sự tuyển mộ giật gân nhất của CIA tại Nam Việt Nam".

Ông Đại sứ Cà phê

Tháng 7/1973, thời điểm mà sau này Polgar gọi là "khoảng lặng trước cơn bão", Graham Martin đến Sài Gòn chính thức nhậm chức Đại sứ Mỹ tại VNCH. Lúc đầu Thiệu rất dè dặt vì, với bản tính đa nghi, biết Martin từng chống việc Mỹ mang quân vào Việt Nam (năm 1965), rồi sau đó lại chống việc Mỹ đem không quân vào Thái Lan hồi còn làm Đại sứ ở Thái Lan, Thiệu lo ngại ông ta sẽ là một Cabot Lodge thứ hai (Đại sứ Cabot Lodge là người đứng sau cuộc đảo chính Diệm năm 1963).

Năm 1967, Martin bị Ngoại trưởng Dan Rusk cho về Mỹ ngồi chơi xơi nước vì quá bướng bỉnh chống việc Mỹ mang không quân vào Thái Lan. Nhưng là bạn của Tổng thống Nixon, Martin được Nixon phục chức, bổ làm Đại sứ Mỹ tại Italia một năm sau khi Nixon thắng cử.

Tuy nhiên, sau đó Thiệu nhận ra rằng Martin là một người ủng hộ Nam Việt Nam. Lý do chính là Martin muốn bảo vệ uy tín của Mỹ trong cuộc chiến ở Nam Việt Nam. Ông là con một mục sư đạo Tin lành dòng Baptist khá nghiêm ngặt ở Mars Hill thuộc bang Bắc Carolina.

Martin có một cháu trai tên là Glenn (phi công trực thăng quân đội Mỹ) tử trận tại cao nguyên Nam Việt Nam. Martin nghiện thuốc lá nặng và làm việc rất khuya, lúc nào cũng trầm lặng, kín đáo. Ông rất ít giao thiệp với các vị đại sứ khác, trừ Đại sứ Pháp Merillon vì hai tòa đại sứ nằm sát nhau.

Nhân viên sứ quán thấy Martin khó gần và cho rằng ông còn lạnh lùng hơn cả Bunker có biệt danh là "Đại sứ tủ lạnh". Tổng thống Thiệu gọi Martin là "ông Cà phê" vì hồi ấy Sài Gòn có cà phê Pháp nhãn hiệu Martin nổi tiếng.

Martin dường như không thay đổi gì cách tiếp cận của Phái bộ Mỹ đối với quyền lợi cơ bản của Mỹ ở Nam Việt Nam. Tiếp tục công việc và bằng tính toán của riêng mình, Polgar trở thành người "gần cận và tâm phúc nhất của Đại sứ Martin".

Mối quan hệ của hai người ngày càng tốt đẹp mặc dù Polgar quan hệ thân thiết với các nhà báo Mỹ, điều mà Martin vốn không thích (vì ông từng làm báo địa phương ở Mỹ). Vai trò của Polgar lúc đó mở rộng sang việc giúp đỡ Martin trong việc lựa chọn một cấp phó mới, và sau cùng là cân nhắc hộ Martin kế hoạch di tản những quan chức cao cấp của Sứ quán.

Martin cũng sử dụng CIA Sài Gòn vừa là kênh thông tin vừa là công cụ gây ảnh hưởng lên giới tướng lĩnh chính quyền Sài Gòn, y hệt cách mà ông Bunker - người tiền nhiệm của Martin - đã làm. Như những gì LaGueux - cấp phó của Polgar- chứng kiến, một trong những lý do là CIA Sài Gòn biết giữ kín những tính toán bí mật của Đại sứ Martin ngay cả trong các quyết định riêng theo thẩm quyền của văn phòng này.

CIA Sài Gòn dùng các mối quan hệ của mình để giám sát và phần nào kiềm chế Tổng thống Thiệu. Các kênh đặc biệt này là Thủ tướng Trần Thiện Khiêm và cố vấn an ninh cho Thiệu là Tướng Đặng Văn Quang. Thỉnh thoảng CIA cũng sử dụng Tướng Nguyễn Khắc Bình, Tư lệnh Cảnh sát kiêm Giám đốc Cơ quan Tình báo quốc gia của chính quyền Thiệu. Vai trò của CIA Sài Gòn sau Hiệp định Paris chỉ là tranh thủ tìm một hướng mới khả dĩ cho người Mỹ rút khỏi Nam Việt Nam trong danh dự.

Nước cờ di tản mới của Polgar


Sau khi mất Biên Hòa, trực giác dẫn dắt Polgar lao vào một cuộc thương lượng cho ngày đầu hàng của VNCH. Trong bản báo cáo đầy thất vọng ngày 10/4, Polgar tiên đoán người Mỹ sẽ thất bại trong việc gây áp lực với Hà Nội.

Thiệu đã mất hết tín nhiệm, còn Thủ tướng Khiêm thì không có may mắn trong việc tập hợp một chính phủ liên hiệp với ý định thuyết phục Hà Nội chấp thuận việc đầu hàng muộn hơn của VNCH. Chủ tịch Hạ viện Nguyễn Bá Cẩn chẳng may mắn hơn Khiêm khi ông ta được đề nghị thay Khiêm làm Thủ tướng.

"Thế là cuộc chiến đã kết thúc"-Polgar buồn rầu nghĩ, khác hẳn với nhận thức hồi cuối tháng 2/1975 khi chính ông ta cho rằng "một viễn cảnh khá cho một kết cục tương đối thuận lợi" vì cho phép người Mỹ rút khỏi cuộc chiến Việt Nam trong danh dự. Nhưng các biến cố trong tháng 3/1975 làm thay đổi tất cả.

Polgar đề ra bốn việc phải làm ngay là tăng tốc cuộc di tản người Mỹ nhưng phải tránh gây hoảng loạn; phát đi thông điệp mạnh mẽ tới Liên Xô và Pháp để dàn xếp việc Bắc Việt ngừng tấn công; chủ động thay thế Thiệu bằng một chính phủ liên hiệp; và thu xếp một cuộc di tản trong trật tự cho quan chức, sĩ quan VNCH và gia đình họ.

Theo Polgar, bốn việc này mà thành công thì ít nhất người Mỹ cũng đã gia ơn cho VNCH, đồng thời khiến Hà Nội hoàn thành việc loại bỏ Thiệu và sự có mặt của Mỹ tại Nam Việt Nam mà không cần phải đưa xe tăng vào Sài Gòn.

Tổng thống Ford đã có tờ trình về cuộc di tản của người Mỹ và người Việt trong chính quyền VNCH nên, Trưởng phân ban Đông Á của CIA Shackley muốn Polgar hiểu rằng Washington rất quan tâm đến việc di tản của nhân viên CIA và mạng lưới chân rết người Việt ở Nam Việt Nam.

Polgar đảm bảo với Shackley rằng cho đến ngày 11/4 thì mọi chuyện vẫn trong vòng kiểm soát. Nhưng kịch bản bi quan của cuộc di tản do Phó văn phòng CIA Sài Gòn LaGueux thảo ra đến tay tổng hành dinh CIA vào ngày 12/4, trong đó nhận định cuộc di tản trong trật tự cho tất cả người Mỹ và người Việt làm việc cho Mỹ sẽ khó mà thực hiện được nếu không có sự can thiệp của quân đội Mỹ, bởi vì bản thân cuộc di tản sẽ gây ra cú sốc về tâm lý và chính trị cực kỳ lớn.

CIA Sài Gòn cho rằng, nước Mỹ rõ ràng phải có trách nhiệm di tản ít nhất 250 ngàn người, chưa kể hàng ngàn sĩ quan quân đội VNCH và công chức chính quyền Sài Gòn cùng gia đình họ. Nhưng không có cơ sở khẳng định chắc chắn rằng Bắc Việt sẽ để yên cho Mỹ thực hiện cuộc di tản đại quy mô này diễn ra.

Trong bất kỳ trường hợp nào, sự sụp đổ của VNCH đều làm cho Sài Gòn náo loạn vì binh lính VNCH thất trận và sự hoảng sợ của dân chúng sẽ không cho phép thực hiện được cuộc di tản quy mô lớn một cách trật tự chỉ trong vòng hai đến ba ngày.

Polgar lường trước rằng, sự hoảng loạn là hậu quả lập tức của bất kỳ cố gắng nào để thu xếp một cuộc di tản quy mô lớn cho hơn một triệu người miền Nam Việt Nam, trong đó hơn một nửa phải thỉnh cầu để được di tản.

Polgar có bằng chứng rằng một bộ phận quân đội VNCH đang phải giữ các nhân viên dân sự người Mỹ ở Nam Việt Nam như là một điều kiện giúp đảm bảo cho sự an toàn và chắc chắn được di tản của chính họ. Sự lo ngại này khiến cho tổng hành dinh CIA và CIA Sài Gòn bắt đầu theo đuổi một chiến lược khác, mà sau này mới biết là không thích hợp.



Được sửa bởi Friendship_vd ngày Thu Nov 12, 2009 10:18 am; sửa lần 1.

https://dear-friendship-vd.forum-viet.net

Friendship_vd

Friendship_vd
Admin

Mười ngày cuối tháng 4/1975, trong lúc Sài Gòn hoang mang về cuộc di tản đại quy mô thì cả Kissinger và những người Mỹ ở Sài Gòn vẫn miễn cưỡng chấp nhận tin tưởng vào người Mỹ sẽ ra tay định đoạt số phận những người Việt cộng tác với Mỹ.
Ky X: Điều lo sợ nhất của Martin

Kissinger điện cho Polgar vào ngày 19/4 yêu cầu trợ giúp thân nhân của các nhân viên thuộc cả hai Hội đồng an ninh quốc gia. Polgar tuân theo nên cử Chip Schofield-một chuyên gia thông thạo cả tiếng Việt và tiếng Quảng Đông, tới Chợ Lớn để tìm Sino- con rể người Việt của một quan chức hội đồng an ninh quốc gia tên là Ken Quinn.

Schofield rất lo lắng cho gia đình người vợ Việt của ông ta, do không nhận được sự bảo đảm từ CIA Sài Gòn, nên ông ta yêu cầu Polgar gửi đến cho họ máy bay vận tải C-130. Đó là yêu cầu chính đáng nên Polgar phải đồng ý. Những chuyến bay đầu tiên đến và toàn bộ trung tâm tùy viên quân sự không chính thức đã di tản sang căn cứ không quân Clark ở Philippines.

Theo ước tính của Lầu Năm Góc, sẽ phải cần tới ba sư đoàn lính Mỹ để hỗ trợ cho cuộc di tản của người Mỹ và người Việt làm cho Mỹ, nếu tình hình Sài Gòn tồi tệ hơn dự đoán.

Trước đó, ngày 17/4, Đại sứ Martin nhận bức điện tối mật từ Kissinger, trong đó có đoạn “Tôi vừa họp xong để duyệt xét tình hình VNCH. Ông Đại sứ phải biết rằng Ủy ban Đặc biệt Washington hầu như không có ai ủng hộ việc di tản người Việt và việc dùng quân lực Mỹ yểm trợ việc di tản của bất cứ người Việt nào. Quan điểm chung của các giới quân sự, Bộ Quốc phòng và CIA là phải rút ra cho nhanh và ngay lập tức”. Lệnh khẩn cấp ấy khiến Martin phản ứng.

Martin báo động cho Kissinger là nếu chỉ cho di tản người Mỹ thôi thì rất nguy hiểm. Nhưng Kissinger trả lời: “Mặc dù đồng ý với lo ngại của Đại sứ, điều hết sức cần thiết là Đại sứ phải xúc tiến cho nhanh việc di tản những công dân Mỹ khỏi Nam Việt Nam. Làm sao để vào ngày 22/4, tất cả số công dân Mỹ ở Nam Việt Nam chỉ còn lại cao nhất là 2.000 người mà thôi”.

Có nghĩa là trong vòng chỉ năm ngày, Martin phải di tản khoảng 4.000 người Mỹ. Polgar gửi CIA báo cáo về sự di chuyển nhanh chóng của quân đội Bắc Việt đe dọa trực tiếp Sài Gòn, trong khi quân đội VNCH không còn cơ tồn tại.

Ngày 19/4, lúc Martin đang cuống lên thì lại nhận thêm mật lệnh mới từ Kissinger rằng, Tổng thống Ford đã chấp thuận yêu cầu phải giảm số người Mỹ xuống chỉ còn 1.250 vào ngày 22/4 (đây là số lượng được tính toán để trực thăng có thể bốc đi trong vòng một ngày).

Trong khi Polgar lên danh sách và yêu cầu phân ban CIA Đông Á thu xếp một cuộc di tản cho 3.000 người Việt cộng tác với CIA bằng trực thăng thì Shackley, Trưởng phân ban Đông Á của CIA chỉ thông báo lệnh của Washington là phải giảm số người Mỹ còn lại ở Sài Gòn tối đa là 1.100 vì các chuyến bay thương mại đến Sài Gòn đã bị ngừng.

Tin tức tình báo của CIA cho thấy dấu hiệu về việc sân bay Tân Sơn Nhất có thể đã nằm trong tầm pháo kích của quân đội Bắc Việt, vì vậy Washington thay thế máy bay thương mại bằng trực thăng để đưa người Mỹ di tản. Trực thăng sẽ đậu xuống tòa Đại sứ Mỹ và những nóc các tòa nhà cao tầng ở trung tâm Sài Gòn.

Nhà Trắng đồng ý hỗ trợ hậu cần cho việc di tản năm vạn người Việt. Số người này phải thuộc diện có rủi ro cao độ như Bộ Ngoại giao Mỹ vạch rõ: “Những nhân viên làm việc cho Mỹ và gia đình của họ; thân nhân của công dân Mỹ; viên chức cao cấp trong chính quyền VNCH”.

Trước đó, Quốc hội Mỹ không đồng ý chi tiền cho cho cuộc di tản 174.000 người Việt, vì “sẽ phải cần đến một lực lượng quân đội Mỹ rất lớn trong một cuộc chiến khá dài”. Điều này cũng chính là nỗi lo sợ nhất của Đại sứ Martin.

Thời điểm ấy có rất nhiều kế hoạch điên rồ được đưa ra khiến Martin phải cố ngăn chặn. Để trợ giúp cho cuộc di tản yên ổn, Mỹ có bốn dự định: thứ nhất, mang thủy quân lục chiến vào Sài Gòn để di tản 6.000 người Mỹ và một số ít người Việt; hai, tác động với phía VNCH để tránh tình trạng hỗn loạn vào giờ chót; ba, nhờ cậy Liên Xô dàn xếp với Hà Nội để không cản trở việc Mỹ di tản; bốn, sắp xếp một giải pháp chính trị để có một thời gian chuyển tiếp.

Đó là kịch bản một thảm họa xấu nhất vào giờ chót mà Martin đã làm mọi cách để tránh.

https://dear-friendship-vd.forum-viet.net

Friendship_vd

Friendship_vd
Admin

Kỳ XI Kênh đàm phán cho di tản bất thành
Xuân Lộc, tỉnh lỵ ở phía đông nằm gần Sài Gòn nhất là nơi diễn ra trận chiến ác liệt nhất vào ngày 8/4, trong lúc chính trường Sài Gòn vẫn nghiêng ngả mất định hướng.

Lý do buộc Thiệu từ chức

Ngày 5/4, Thủ tướng Khiêm từ chức vì bất đồng với Thiệu và Chủ tịch Hạ viện Nguyễn Bá Cẩn được Thiệu chọn thay Khiêm là Thủ tướng.

Ngày 11/4, trận chiến Xuân Lộc vẫn ác liệt Cẩn lại cùng cố vấn mới của mình tổ chức họp báo quốc tế để tìm cách cải thiện hình ảnh của Sài Gòn với ngoại quốc.

Bộ Tổng tham mưu Quân đội VNCH thì hoàn toàn thoát ly khỏi thực tế. Đến ngày 14/4, nội các VNCH vẫn tê liệt, CIA Sài Gòn chỉ còn đối mặt với một vấn đề chính là di tản.

Về chuyện di tản, Polgar nhận ra cách nghĩ của Đại sứ Martin có sự xung đột với quan điểm của Washington. Nhận mật lệnh từ Kissinger phải thu xếp giảm số người Mỹ ở Phái bộ Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam chỉ còn 1.250 vào ngày 19/4, Martin nói với Polgar rằng giờ đây ông ta có toàn quyền quyết định thiết lập điều mình muốn để duy trì tình hình.

Martin đề xuất giảm bớt lực lượng quân Mỹ hỗ trợ di tản nhưng đòi Nhà Trắng phải miễn cưỡng chấp nhận việc lập kế hoạch di chuyển bất kỳ người Việt nào làm cho Mỹ.

Polgar cũng không muốn người Việt bị lờ đi trong cuộc di tản, đồng thời lo ngại rằng Văn phòng Tùy viên Quân sự Mỹ (DAO) với trách nhiệm lập kế hoạch di tản đang bị cuốn vào tình huống “rời đi mà hoàn toàn không quan tâm tới yêu cầu di tản của người Việt”.

Khả năng này bồi thêm sự lo lắng của Polgar về việc di tản. “Càng nghĩ đến vấn đề này tôi càng tin chắc rằng CIA buộc phải đi theo hướng có một giải pháp chính trị cho cuộc di tản, thời gian thì không còn để trì hoãn nữa”-Polgar cay đắng.

Một yếu tố củng cố thêm nhận định của Polgar là việc tiên đoán rằng Quốc hội Mỹ sẽ không chấp nhận khoản viện trợ quân sự khẩn cấp cả gói cho VNCH mà Tổng thống Ford đệ trình vào phiên họp ngày 19/4 (tức 20/4 giờ Sài Gòn).

Hà Nội có thể tăng thêm sức mạnh và lực lượng nhanh hơn nhiều dự đoán của VNCH. Một thúc ép với Polgar lúc này là vẫn phải loại bỏ Thiệu và thiết lập một chính phủ liên hiệp có thể đàm phán ngừng bắn với Bắc Việt.

Nhưng Đại sứ Martin kiên quyết chống việc người Mỹ ép buộc Thiệu từ chức, nên Polgar phải dùng tiểu xảo đưa Martin đến việc buộc phải chấp nhận một thực tế phũ phàng.

Tổng hành dinh CIA gửi lại cho Polgar đầu bài của kế hoạch di tản và Polgar trả lời rằng đang phải đối phó với một áp lực mới từ nhu cầu di tản của một số người Việt là vợ của nhân viên CIA.

Polgar cũng báo cáo ông ta đã hoàn tất kế hoạch nhằm giảm số nhân viên CIA ở Nam Việt Nam còn 270 người, trong khi Kissinger yêu cầu ông Martin phải giảm số người duy trì trong Tòa Đại sứ Mỹ còn 1.500.

Ông Martin không có dấu hiệu sẽ giảm thêm người của CIA. Tuy nhiên, Martin buộc phải chấp nhận một điều là chiến thắng của Hà Nội đang đến rất gần mà ông ta vẫn chưa khuyến cáo Thiệu ra đi. Ngày 15/4, Polgar gửi cho Martin báo cáo của CIA Sài Gòn rằng Thiệu còn tại vị thì không thể có một chính phủ liên hiệp để đàm phán như người Mỹ mong muốn.

Báo cáo chốt lại với thông điệp tối hậu thư là “nếu không buộc Thiệu ra đi ngay thì người Mỹ sẽ đối mặt với thảm họa chỉ trong vòng một tuần nữa”. Nhưng thực tế thì Phan Rang vừa thất thủ, tư lệnh mới của lực lượng tử thủ ở đây, Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, bị quân đội Bắc Việt bắt sống.

Và nguồn tin tình báo của Polgar ngày 16/4 cho biết, Bắc Việt sẽ tổng tấn công Sài Gòn “cho đến thắng lợi cuối cùng mà không quan tâm việc chính quyền Thiệu sụp đổ hay Nhà Trắng quyết định viện trợ quân sự khẩn cấp cho VNCH hay không”.

Tức là không có đàm phán ngừng bắn và không có chính phủ liên hiệp ba bên nào cả, mà “Bắc Việt hạ quyết tâm kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vào ngày 19/5 ngay tại Sài Gòn”.

Âm mưu đi vòng qua người Hungary

Bộ Chỉ huy Chiến dịch tổng công kích và nổi dậy giải phóng Sài Gòn đã đề nghị Bộ Chính trị đặt tên chiến dịch là “Chiến dịch Hồ Chí Minh” và 19 giờ ngày 14/4/1975, bằng bức điện số 37/TK, Bộ Chính trị đã “Đồng ý chiến dịch Sài Gòn lấy tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh”. Ngày 22/4/1975, Bộ chỉ huy Chiến dịch duyệt lại lần cuối cùng kế hoạch chính thức của Chiến dịch Hồ Chí Minh. Bản đồ quyết tâm chiến dịch được trải rộng ra trên bàn. Tư lệnh Chiến dịch Văn Tiến Dũng và Chính ủy Phạm Hùng cùng ký vào bản đồ quyết tâm đó.

Mặc dù dấu hiệu việc Hà Nội sắp đập tan chế độ Sài Gòn bằng sức mạnh quân sự đến tay Polgar rất nhiều, Polgar vẫn không từ bỏ hy vọng về một cuộc đàm phán ngừng bắn.

Ngày 17/4, Polgar phản ứng mạnh đối với tuyên bố chính thức của Nhà Trắng rằng cơ quan ngoại giao quá bận rộn không thể đàm phán một giải pháp chính trị và ngừng bắn ở Nam Việt Nam.

Polgar tìm được sự ủng hộ của Giám đốc CIA Colby về một cuộc vận động chính sách ngoại giao ở Mỹ để tiếp tục đàm phán với Bắc Việt trong tuyệt vọng.

Polgar khăng khăng nài nỉ rằng “sự thất bại của Mỹ đã dẫn sang bước thực hiện chiến lược ngoại giao, và chỉ nhờ ngoại giao mới có thể ngăn cản hoặc trì hoãn được một kết cục bi thảm sẽ ghim lên nước Mỹ về trách nhiệm chống một cuộc đổ máu không cần thiết”.

Ngày 18/4, Polgar lại phản ứng với trả lời gây sốc của ông Philip Habib, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, trên báo chí Mỹ rằng Nhà Trắng lo lắng cho những người Việt làm việc cho Mỹ ở VNCH, và có kế hoạch di tản nhân viên người địa phương.

Nếu tuyên bố này là đúng và lan tới Sài Gòn thì đúng là “một đòn trời giáng” gây ra cơn hoảng loạn mới ở Nam Việt Nam. Đại sứ Martin có cớ lén lút lên kế hoạch di tản cho 350 nhà báo, và tướng Đặng Văn Quang, Cố vấn An ninh của Thiệu, nói với Martin một cách thân mật rằng chính quyền VNCH sẽ không phản đối. CIA Sài Gòn tiếp tục giả vờ như họ sẽ di tản những người bản xứ cùng thân nhân.

Polgar lúc ấy tin rằng, tùy thuộc hoàn cảnh, Nhà Trắng sẽ khuấy lên một sự hoảng loạn nếu cho hoặc không cho di tản người Việt. Nhưng bất kể trường hợp nào, Sứ quán Mỹ cũng đã tính toán với Cơ quan Nhập cư Mỹ là nhân viên làm cho Mỹ cùng thân nhân họ có thể được di tản, và sẽ mất thời gian nhiều giờ.

Với cách này thì cộng đồng Mỹ kiều ở Nam Việt Nam được di tản sẽ bị cắt giảm, bởi mỗi ngày đang có hàng trăm người xin thẻ cư trú và hệ thống ở Sứ quán Mỹ đang vận hành êm dịu.

Polgar không có lý do gì để xem xét việc di tản cho nhân viên người Việt ở văn phòng CIA Sài Gòn với các nhà báo. Báo cáo gửi về tổng hành dinh CIA, Polgar nhận định, với sức tấn công hiện nay, Bắc Việt có thể vào đến Sài Gòn vượt trước dự tính của Washington một vài tuần, nên cần di tản Phái bộ Mỹ nhanh hơn.

Đồng thời Polgar (dù không được độc lập cung cấp chi tiết) muốn tổng hành dinh CIA biết rằng “Đại sứ Mỹ Martin và Đại sứ Pháp Merillon đã có sáng kiến để Tổng thống Thiệu tự nguyện từ chức”.

Cùng ngày 18/4, đại tá Janos Toth, thành viên đoàn quân sự Hungary đóng tại Trại Davis đến gặp Polgar. Toth là đại diện cho trưởng đoàn Hungary tại Ủy ban Liên hiệp Quân sự Quốc tế giám sát thực thi Hiệp định Paris nên thường làm việc với phái đoàn quân sự Bắc Việt trong sân bay Tân Sơn Nhất.

Toth ám chỉ với Polgar rằng việc kết thúc cuộc chiến ở Nam Việt Nam sẽ sớm hơn độ một tuần và, theo phân tích của các sĩ quan Hungary dựa trên “tư duy logic của những người xã hội chủ nghĩa” thì Bắc Việt chắc phải thu hẹp sức tấn công hơn là mở rộng tổng công kích vào Sài Gòn.

Những ngày tiếp theo, việc Polgar tiếp xúc với Toth và những người đồng hương Hungary khác được nhận thông tin từ những đồng nghiệp từ Hà Nội của họ, đã dẫn ông ta đến nhiều kết luận. Đầu tiên là việc Bắc Việt thời gian qua quyết định dồn sức tấn công quân sự mà chưa cần giải pháp đàm phán. Thứ hai, Bắc Việt thực sự sẵn sàng nối lại đàm phán nếu Thiệu ra đi khỏi ghế Tổng thống VNCH.

Một chính phủ kế nhiệm sẽ làm công việc “chấm dứt chiến tranh như trong điều khoản Hiệp định Paris” và Sứ quán Mỹ sẽ được giới hạn hoạt động ngoại giao ở mức “bình thường và truyền thống”. Những người Hungary nghĩ chỉ cần một vài ngày để thiết lập kênh đối thoại theo hướng này vì Bắc Việt chân thật, không muốn làm Mỹ bẽ mặt. Nhưng Toth đã suy đoán ngờ nghệch.

Dù vậy Martin và Polgar vẫn chia sẻ quan điểm theo đuổi một cuộc đàm phán ngừng bắn. Đại sứ Martin chớp thông tin mà Polgar lấy từ người Hungary với Kissinger. Mãi đến 19/4, khi Toth phản ánh rằng “khát khao giải phóng Nam Việt Nam của Hà Nội xác đáng hơn ý định của người Mỹ về đàm phán trong khuôn khổ Hiệp định”, Martin mới thất vọng.

Ông ta buộc phải đưa ra thảo luận kế hoạch đưa quân đội Mỹ vào yểm trợ cho cuộc di tản người Mỹ bằng trực thăng, và tạm quyết định sẽ thiết lập một cầu hàng không trực thăng một chiều sẽ chở ra tàu khu trục của Hải quân Mỹ khoảng 1.600 người; cầu hàng không trực thăng hai chiều sẽ chở đi 3.200 người.

Nhưng, để thực hiện được, Mỹ phải đưa vào Sài Gòn một sư đoàn lính thủy đánh bộ và một sư đoàn không quân thuộc Hải quân để hỗ trợ di tản. Martin dự kiến thời gian thực hiện cuộc di tản này là trong ba tuần nữa.

Đồng thời, để an toàn cho cuộc di tản, Martin cho Polgar dùng đường điện thoại riêng của Đại sứ để báo cáo kế hoạch này với Kissinger, để yêu cầu Kissinger liên lạc với Liên Xô nhờ ra tín hiệu với Bắc Việt để họ dành vài ngày cho người Mỹ di tản.

Nhưng Kissinger điện trả lời là “không thể” dù sáng đó Kissinger có một cuộc liên lạc với Liên Xô

https://dear-friendship-vd.forum-viet.net

Friendship_vd

Friendship_vd
Admin

Kỳ XII: Kịch bản cứu Nam Việt Nam của Đại sứ Pháp Mérillon

Kế hoạch di tản người Mỹ khởi động từ ngày 21/4/1975. Liên tục suốt ngày đêm, máy bay C-141 và C-130 chở những người không quan trọng đi trước.

Nhưng ngày 23/4, nguồn tin của bộ phận CIA ở Vùng 3 chiến thuật đóng ở Biên Hòa báo về cho Polgar biết Tỉnh trưởng Lưu Yêm biển thủ tiền từ ngân khố và đưa gia đình chuồn ra nước ngoài. Vì muốn tránh sự hoảng loạn của Sài Gòn có thể dẫn đến thảm họa quân Mỹ đụng độ với binh lính VNCH, Đại sứ Martin phải ra sức làm chậm lại cuộc di tản.

Trong khi đó, Đại sứ Martin vẫn liên tục điện về cho Kissinger để yêu cầu Nhà Trắng nhờ Liên Xô đám phán với Bắc Việt ngừng bắn hai tuần để Mỹ thực hiện kế hoạch di tản quy mô, sau khi Thiệu từ chức.

Nhưng Kissinger chưa trả lời mà lại lệnh cho Polgar và Phái bộ Mỹ làm mọi cách để hỗ trợ cho nội các của ông già Trần Văn Hương, lại vừa tập trung thực hiện nhanh chóng cuộc di tản.

Polgar phản ứng lệnh này là “chẳng gì có thể hỗ trợ được ông Hương khi mà Mỹ không còn B-52 đem ra bầu trời Hà Nội”.

Theo Polgar, tất cả tướng lĩnh và nội các VNCH lúc này chẳng ai nghe lời ông già Hương nữa. Và Đại sứ Pháp Mérillon thì vận động được hầu hết tướng lĩnh ủng hộ tướng Big Minh, tức Dương Văn Minh lên làm Tổng thống VNCH. Thậm chí, lúc này còn có tới bốn tướng của Pháp có mặt tại Sài Gòn với tư cách cá nhân để giúp quân đội VNCH lập kế hoạch phòng thủ Sài Gòn.

Trong tình thế này, muốn thực hiện cuộc di tản an toàn, tòa đại sứ Mỹ phải duy trì sự tồn tại chế độ Sài Gòn càng lâu càng tốt. Vì vậy, Đại sứ Martin đành chấp nhận quan điểm của Đại sứ Pháp Mérillon là ủng hộ Dương Văn Minh thay thế Trần Văn Hương. Thật sự thì ông Minh chẳng có ảo tưởng gì về cái ghế tổng thống VNCH- lúc này chẳng còn là quyền lực và địa vị. Dù vậy vẫn còn một tia hy vọng góp phần đưa Nam Việt Nam đến một kết thúc bớt được những đổ máu vô ích.

Đại sứ Pháp Mérillon đến gặp ông Minh tại nhà riêng. Pháp là quốc gia duy nhất lúc đó có tòa đại sứ đồng thời tại Sài Gòn và Hà Nội, một thế ngoại giao rất thuận lợi để đóng vai trò trung gian trong kết thúc chiến tranh Việt Nam. Đại sứ Pháp Mérillon, tin rằng Paris có thể đóng vai trò trung gian với Hà Nội để thương thuyết một giải pháp chính trị nếu ông Minh làm Tổng thống VNCH.

Thời gian còn lại không còn nhiều nhưng ông Hương vẫn không chịu rời khỏi cái ghế quyền tổng thống của mình bất kể áp lực từ các sứ quán Pháp và Mỹ. Bám vào lập luận mình thay Thiệu đúng theo hiến pháp, ông Hương buộc những người muốn thay ông cũng phải thông qua hiến pháp và quốc hội.

Là một người ngấm ngầm say mê quyền lực, ông Hương vẫn mơ làm tổng thống và tự coi minh là một De Gaulle-vị cứu tinh của Pháp trong thế chiến thứ hai- mà ông rất ngưỡng mộ. Ông Hương thì ảo tưởng rằng sứ mạng của mình là cứu Sài Gòn trước “cuộc tấn công của Bắc Việt”.

Đại sứ Pháp Mérillon và Đại sứ Mỹ Martin tăng cường áp lực với ông Hương nhằm đưa ông Minh vào chức vụ tổng thống với hy vọng “được Hà Nội chấp nhận đối thoại”. Để giành tối đa thời gian ít ỏi còn lại, Martin và Mérillon gặp trực tiếp ông Hương và thuyết phục ông rút lui nhường quyền lãnh đạo cho ông Minh. Nhưng ông Hương nhất định từ chối, viện lẽ chính ông cũng có thể đứng ra thương thuyết với cộng sản và chắc gì ông Minh được cộng sản chấp nhận.

Thế là Martin và Mérillon quay sang vận động Quốc hội. Lập tức một phiên họp lưỡng viện được triệu tập vào ngày 26/4/1975, có mặt 136 dân biểu nghị sĩ trên tổng số 219 (vì nhiều dân biểu đã vội di tản ra nước ngoài), để nghe tình hình quân sự và quyết định người thay thế Trần Văn Hương.

Tướng Trần Văn Đôn với tư cách Tổng trưởng Quốc phòng, tướng Cao Văn Viên - Tổng Tham mưu trưởng Quân đội VNCH, tướng Nguyễn Khắc Bình - Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc gia, tướng Nguyễn Văn Minh – Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, thuyết trình cho các nghị sĩ và dân biểu nghe tình hình quân sự tuyệt vọng của Sài Gòn với những dẫn chứng cụ thể trên bản đồ.

Quân lực VNCH chỉ có sáu vạn lính để bảo vệ Sài Gòn, trong khi quân đội Bắc Việt tăng lên nhanh chóng từng giờ. Cuối cùng lưỡng viện biểu quyết phế truất ông già 71 tuổi Trần Văn Hương (chỉ sau bốn ngày rưỡi nắm quyền) và bầu tướng Dương Văn Minh lên thay.



Được sửa bởi Friendship_vd ngày Thu Nov 12, 2009 10:23 am; sửa lần 1.

https://dear-friendship-vd.forum-viet.net

Friendship_vd

Friendship_vd
Admin

Kỳ XIII: Kết cục là quyết định quân sự
TP - Ngay sau khi tướng Dương Văn Minh thay ông Hương làm Tổng thống, Polgar đề nghị Sài Gòn tiến hành cuộc tiếp xúc với đại tá Võ Đông Giang, đại diện phái đoàn Bắc Việt trong Ủy ban Quân sự Bốn bên tại Trại Davis trong sân bay Tân Sơn Nhất, để kiểm tra phản ứng của Bắc Việt trước việc thay đổi này.


Người dân lo sợ đòi được di tản trước sứ quán Mỹ cuối tháng 4/1975
Song chỉ nhận lại thông tin rằng, hy vọng có thể có được bình luận nào đó về việc này sau đó nhiều giờ. Cùng hôm đó, Polgar thông báo cho Đại sứ Martin biết rằng một đài phát thanh của quân giải phóng đã loan tin ông Martin kêu gọi cho tàu hải quân Mỹ vào vùng biển nam Việt Nam, nhưng không đề cập gì về cuộc di tản của tòa đại sứ Mỹ.

CIA Sài Gòn vẫn hy vọng vào một nỗ lực đàm phán ngừng bắn mới có thể bắt đầu, và ông Dương Văn Minh vẫn cố gắng tìm cách gửi một đoàn đàm phán ra Hà Nội.

Còn tại Sài Gòn, thậm chí ông Minh tìm cách liên lạc để đàm phán ngừng bắn với đại diện Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam Việt Nam của luật sư Nguyễn Hữu Thọ.

“Nhưng tất cả các động thái không làm thay đổi được tình thế là một quyết định quân sự của Bắc Việt đối với Sài Gòn”-

Polgar cay đắng khi tin tức tình báo đổ về cho thấy, CIA chỉ còn cơ hội cuối cùng với viễn cảnh là tổ chức cho nhanh một cuộc di tản hoàn tất “trong vòng 48 giờ” mà thôi.

Polgar được Giám đốc CIA Colby ủng hộ (ông Martin phản đối di tản sớm, nên Polgar lúc này có một vài liên lạc về Washington không thông qua Martin), và CIA Sài Gòn lúc này được tổng hành dinh yêu cầu riêng tập trung vào nắm tin về sự tấn công của Bắc Việt quanh Sài Gòn, bên cạnh việc xúc tiến cho cuộc đàm phán của Dương Văn Minh với Bắc Việt, để quyết định thời điểm bắt đầu cho một cuộc di tản bằng trực thăng khỏi Sài Gòn.

Đại sứ Graham Martin lại lo nghĩ nhất về tình huống hỗn loạn ở Sài Gòn có thể làm đổ vỡ việc di tản 6.000 người Mỹ, nên ông cố câu giờ. Sự hoảng loạn có thể trở thành “kẻ giết người“ hoặc “kẻ phá đổ và làm tê liệt mọi việc, vào giờ chót. Kế hoạch để di tản của Mỹ mang mật hiệu Talon Vise với bốn lựa chọn.

Lựa chọn thứ nhất là di tản bằng những máy bay lớn từ phi trường Tân Sơn Nhất, yểm trợ bằng quân lực Mỹ. Nhưng, mang quân đội Mỹ vào Sài Gòn lại là sai lầm lớn.

“Nguy hiểm là quân đội Bắc Việt sẽ pháo kích các sân bay. Đặc biệt, khả năng ác liệt khác là quân đội VNCH sẽ quay súng bắn vào sân bay Tân Sơn Nhất, vào Tân Cảng, hay bắn vào chính bãi đáp trực thăng trên nóc tòa đại sứ Mỹ nữa, nếu chỉ những người Mỹ được di tản - Ông Martin viết trong mật điện rất dài gửi Kissinger.

Tại Cần Thơ, trực thăng Mỹ phải bay trong đêm tới một khu chung cư của người Mỹ để bốc họ đi, vì viên sĩ quan chỉ huy sân bay quân sự ở đây nói với ông Lãnh sự Mỹ rằng không thể bảo đảm được kỷ luật của quân lính dưới quyền mình nếu người Mỹ cố di tản bất cứ ai ra khỏi phi cảng.

Và khi Tòa Lãnh sự Mỹ di tản, chỉ có đủ máy bay để chở người Mỹ, những lính gác Mỹ phải chĩa súng vào số nhân viên để họ khỏi tràn ngập máy bay.

Trước đó, kể từ ngày 22/4, Trưởng phân ban Đông Á của CIA Shackley phải hoạt động gần như kiệt sức ở Thái Lan để thu xếp một cầu hàng không di tản đợt đầu những người nằm trong danh sách 3.000 người Việt cộng tác với CIA Sài Gòn mà Polgar xây dựng.

Hầu hết di tản từ Sài Gòn, một số tập trung về đảo Phú Quốc, trước khi được đưa sang căn cứ quân sự của Mỹ ở Thái Lan bằng máy bay.

Mỹ đã tập hợp một đoàn hạm đội ở vùng Biển Đông cho kế hoạch di tản. Đoàn này gồm bốn hàng không mẫu hạm: Hancock, Coral Sea, Midway và Enterprise. Một đơn vị 2.200 lính thủy quân lục chiến được huy động tới bốn mẫu hạm này và những tàu hộ tống khác.
Mãi tới ngày 25/4, trước thời điểm Sài Gòn sụp đổ chỉ năm ngày, Đại sứ Martin mới nhận được ủy quyền từ Nhà Trắng cho phép tòa đại sứ Mỹ cấp thủ tục nhập cảnh tạm nới rộng cho người Việt di tản tổng cộng 13 vạn người, tức thêm khoảng tám vạn người thuộc đối tượng là bà con, thân nhân của công dân Mỹ cộng với năm vạn người Việt có “mức rủi ro cao độ” được Wasshington đồng ý từ ngày 19/4.

Kissinger sau đó nói: “Tin rằng, ngay trước mắt, sự hoảng hốt ở Sài Gòn còn đáng lo ngại hơn kế hoạch tấn công của Hà Nội, Martin đã cố gắng để cho cuộc di tản chậm hơn ý muốn của Tổng thống Ford và tôi – kẻ diều hâu trong chính phủ - cho là thích hợp”

https://dear-friendship-vd.forum-viet.net

Friendship_vd

Friendship_vd
Admin

Kỳ 14: Kissinger dùng tiểu xảo
TP - Đối với Nhà Trắng, cuộc chiến Việt Nam thực chất kết thúc từ ngày 23/4/1975 (ngày 24/4 giờ Sài Gòn), khi Tổng thống Ford trước hàng ngàn sinh viên đại học Tulane (New Orleans) chậm rãi dằn từng tiếng: “Đối với Mỹ, chiến tranh Việt Nam kết thúc rồi”.


Tổng thống Ford họp quyết định chấm dứt cuộc chiến Việt Nam, ngày 22/4/1975 (23/4 giờ Sài Gòn), Bộ trưởng Quốc phòng Schlesinger và Ngoại trưởng Kissinger ngồi ở cuối bàn
Trong lúc chờ Liên Xô hồi đáp đề nghị của Mỹ từ ngày 20/4 về việc “nhắn Hà Nội ngừng khoảng hai tuần cho người Mỹ di tản“, ngày 25/4, Kissinger gửi mật điện cho Đại sứ Martin “Liên Xô cho biết Hà Nội sẽ không làm trở ngại cuộc di tản”.

Lúc đó, Đại sứ Martin là người duy nhất ở Sài Gòn nhận được thông tin này, nên ông tiếp tục sinh hoạt hết sức bình tĩnh để không đổ thêm dầu vào lửa.

Ông Martin nhất định không đóng gói đồ đạc, sách vở, hồ sơ, hình ảnh... dù Polgar đóng gói xong đồ đạc và dành mọi thời gian còn lại để tiếp xúc với Trưởng đoàn Hungary ở Trại Davis với hy vọng có tín hiệu đàm phán nào đó cho tướng Minh và nội các mới, ngõ hầu ngăn hoặc làm chậm lại cuộc tấn công quân sự của Bắc Việt vào Sài Gòn.

Chủ nhật ngày 27/4/1975, tướng Dương Văn Minh được lưỡng viện VNCH bầu làm tổng thống, song vấn đề xúc tiến “đàm phán ngừng bắn với Bắc Việt” vẫn còn nguyên, lại thêm việc tướng Kỳ kiên quyết chống đối ông Minh.

Nhưng Kissinger lo sợ rằng một “nỗ lực song song có thể làm trật đường ray” viễn cảnh sáng sủa mà ông mong đợi từ Liên Xô, nên ông ta quở mắng Polgar, đồng thời chuyển thông điệp lạc quan đến Đại sứ Martin rằng “Tôi nghĩ Dương Văn Minh là một điều kiện tốt để đàm phán lập một chính phủ ba bên, và tôi đang chờ tin tốt từ Liên Xô”.

Viễn cảnh thành công của cuộc di tản bị mờ đi bởi một tin xấu: Bắc Việt đã cắt đứt đường bộ từ Sài Gòn xuống Vũng Tàu và Thái Lan từ chối cho Mỹ sử dụng căn cứ Năm Phon là nơi tập kết người di tản.

Nửa đêm 27/4, trong tiếng pháo kích, Martin vẫn ngoan cố gửi điện cho Kissinger khẳng định “sẽ không có cuộc tổng tấn công trực tiếp của Bắc Việt vào Sài Gòn”.

Polgar buộc phải cử chuyên viên phân tích của CIA Sài Gòn là Frank Snepp cùng hai người nữa đi khảo sát thực địa về vành đai tử thủ Sài Gòn của quân lực VNCH để thuyết phục Martin. Kết quả cho thấy, tình hình rất nguy ngập vì quân đội Bắc Việt đã áp sát Sài Gòn và giao tranh đang rất ác liệt ở Biên Hòa.

Trong lúc đó, Đại sứ Martin và Đô đốc Gayler (Tư lệnh quân Mỹ ở Thái Bình Dương) vẫn chưa thống nhất được các bước cụ thể của kế hoạch di tản mà tòa đại sứ xây dựng. Quân đội Mỹ sẵn sàng cho bước cuối cùng để di tản, nhưng ông Martin sợ điều đó tạo hoảng loạn cho Sài Gòn, nên ông không cho chặt một cây me cổ thụ trong sân tòa đại sứ để làm bãi đáp cho trực thăng.

Một tin tốt đến với Sài Gòn, Mỹ được người Thái cho sử dụng căn cứ Năm Phon (rất gần đảo Phú Quốc) để thực hiện cuộc di tản. Đô đốc Gayler chỉ còn lo việc Tân Sơn Nhất liệu sử dụng được mấy ngày nữa, vì đường băng tại đây vừa bị đánh bom, và theo tin tình báo nó đang nằm trong tầm pháo của Bắc Việt.

Những chuyến di tản khẩn trương bằng máy bay C-130 từ Tân Sơn Nhất vẫn tiếp tục trong ngày 28/4, trong đó có chuyến bay chở cựu Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn, tướng Nguyễn Khắc Bình Tư lệnh Cảnh sát cùng các quan chức cảnh sát và gia đình họ.

Polgar điện về tổng hành dinh CIA rằng, vẫn chưa thấy ý định cụ thể của ông Minh, song ông ta ghi chú rằng “có thể có sự đối thoại theo một điều khoản của Hiệp định Paris” và phỏng đoán việc này nếu có thì sẽ diễn ra tại thủ đô Paris. Polgar gần như kiệt sức.

Hồi 17 giờ ngày 26/4/1975, tiếng súng đầu tiên của Chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn đã nổ ở hướng đông. Theo kế hoạch, sáng 27/4, quân giải phóng đồng loạt các hướng đánh vào vùng ven Sài Gòn. Riêng hướng tây nam phải cắt đứt được đường số 4 trên nhiều đoạn từ cầu Bến Lức đến phà Mỹ Thuận. Từ ngày 29/4 sẽ đồng loạt đánh vào nội thành.

https://dear-friendship-vd.forum-viet.net

Friendship_vd

Friendship_vd
Admin

Hồ sơ mật của CIA: Giờ phút định mệnh - kỳ cuối

Ngày cuối cùng


TP - Năm mươi nhân viên CIA Sài Gòn gần như kiệt sức sau hơn một tuần làm việc 14 giờ mỗi ngày. Đêm 28/4, họ ngủ mê mệt, không ai nghĩ đó lại là đêm cuối cùng của cơ quan tình báo này tại Sài Gòn.


Bốn giờ sáng 29/4 (bốn giờ chiều 28/4 giờ Washington), Polgar và mọi người bị đánh thức bởi tiếng đạn pháo dữ dội.

Lính thủy quân lục chiến Mỹ gác trên nóc tòa Đại sứ Mỹ điện thoại sang thông báo Bắc Việt pháo kích sân bay Tân Sơn Nhất làm hư hại đường băng và phá hủy vài chiếc trực thăng của Mỹ.

Polgar cho nhân viên chuẩn bị gấp các phong bì in chữ “khẩn cấp“, mỗi phong bì có 1.500 dollar cộng thêm một ít tiền Hongkong và Thái Lan, đem phát cho tất cả nhân viên, rồi vội vàng sang tòa đại sứ Mỹ.

Trước 8 giờ sáng 30/4, lính thủy quân lục chiến ném những hộp hơi cay xuống chung quanh cao ốc trên đầu số 420 người Việt đứng bàng hoàng ngơ ngác. Đám người này vẫn đứng chờ những chuyến trực thăng không bao giờ tới.
Đại sứ Martin đang bị viêm phổi nằm ở nhà riêng (rất gần tòa đại sứ) bị Polgar điện thoại tới đánh thức. Nhưng ông Martin ốm đến mức trước khi được tiêm thuốc vào sáu giờ sáng thì không nhấc nổi máy điện thoại.

Polgar phải trực tiếp liên lạc với Nhà Trắng và Đô đốc Gayler (Tư lệnh quân đội Mỹ ở Thái Bình Duơng) thông báo về việc ông ta đã kịp sắp đặt cho người Mỹ thuộc văn phòng tùy viên quân sự di tản bằng máy bay C-130 từ Tân Sơn Nhất.

Nhưng lúc này lại nổ ra tranh cãi giữa tướng Smith (chỉ huy cơ quan tùy viên quân sự Mỹ DAO) đang có mặt ở Tân Sơn Nhất với ông Martin. Ông Martin không tin lời Smith rằng đường băng ở Tân Sơn Nhất bị hư hại đến mức phải ngừng các chuyến bay nên ông lên xe riêng vào thẳng sân bay để kiểm tra thực tế.

Một máy bay C-130 bị phá hủy, hai lính thủy quân lục chiến Mỹ tử thương, vài chiếc trực thăng bị cháy. Các chuyến bay di tản phải ngừng. Thấy máy bay bị hư hại nhưng vẫn còn dùng được, ông Martin lại điện về xin Tổng thống Ford cho tiếp tục các chuyến bay cỡ lớn.

Martin yêu cầu Polgar tập hợp đủ 50 nhân viên CIA còn lại ở Sài Gòn, cùng 140 nhân viên sứ quán và lính thủy đánh bộ Mỹ bảo vệ về tòa đại sứ, chờ lệnh.

Tại Tân Sơn Nhất, dân chúng ào ra tận đường băng và máy bay không đáp xuống được. Tình hình không thể kiểm soát nổi! Trong lúc đó, các bồn xăng trúng đạn pháo nổ và bốc cháy rừng rực ở góc văn phòng Hãng hàng không Air America.

Tướng Smith điện thoại tới Honolulu cầu cứu Đô đốc Gayler, Tư lệnh Quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương. Ông Gayler gọi Đại sứ Martin thông báo không thể tiếp tục di tản bằng C-130 được nữa.

Miễn cưỡng, ông Martin đồng ý “Lựa chọn 4” trong kế hoạch di tản, với mật danh “Hành quân gió nhanh” (Operation frequent wind), là chỉ dùng trực thăng bốc đi từ tòa đại sứ Mỹ. Martin gọi Kissinger yêu cầu ông đề nghị Tổng thống Ford chấp thuận.

Lúc 10 giờ 51 sáng 29/4 (22 giờ 51 đêm 28/4, giờ Washington), Tổng thống Ford hạ lệnh bắt đầu cuộc “Hành quân gió nhanh”. Đài phát thanh quân đội Mỹ ở đường Hồng Thập Tự cho phát đi phát lại bài hát “Cherry Pink and Apple Blossom White”- mật hiệu cho người Mỹ và một số người Việt liên hệ biết là giờ phút di tản cuối cùng đã tới.

Khi được lệnh di tản, mã sẽ được đọc trên đài phát thanh quân đội Mỹ bằng tiếng Anh. Mật mã là “nhiệt độ Sài Gòn là 105 độ và đang tăng lên” tiếp theo là ca khúc “I’m dreamming of a white Christmas”.

Trước toà đại sứ Mỹ, tình trạng lộn xộn, xô xát để trèo tường diễn ra. Bên trong, các nhân viên cuống cuồng, vừa lo giữ trật tự an ninh, vừa đốt hủy tài liệu mật, nhưng một số được đựng trong túi nilon vẫn rơi vãi.

Phó văn phòng CIA Sài Gòn LaGueux chợt phát hiện còn vài triệu dollar tiền mặt trong két sứ quán nên huy động người đóng vào bao tải để mang lên nóc tòa đại sứ chờ trực thăng chở đi.

Nhưng lúc này chẳng còn nhân viên người Việt nào giúp cho việc này. Thế là có chuyện tiền rơi như mưa từ trên nóc sứ quán, những đồng 20 USD, 50 USD và 100 USD, hầu hết bị cháy sém. Những người Việt chờ dưới mặt đất, tranh cướp nhau để kiếm khoản tiền ở trên trời.

Chiếc trực thăng đầu tiên đáp xuống toà đại sứ Mỹ đúng hai giờ chiều 29/4. Có hai chỗ đáp, trực thăng lớn CH-53 đáp xuống sân bãi đỗ ô tô, loại nhỏ CH-46 đáp trên nóc toà đại sứ.

Trực thăng 50 chỗ nhưng cuối cùng phải cất cánh với 70 người. Tại Washington, Kissinger và Bộ trưởng Quốc phòng Schlesinger ước tính là còn 760 người đang ở trong khuôn viên toà đại sứ, và quyết định gửi thêm 19 trực thăng và chỉ thế thôi.

Ông Martin sẽ phải đi chuyến thứ 19-chuyến cuối cùng dự kiến kết thúc vào khoảng 4 sáng 30/4/1975. Đúng 4 giờ 45 phút sáng 30/4, viên phi công lái chiếc trực thăng CH-46 mang số hiệu Lady Ace 09 đáp xuống nóc toà đại sứ. Anh gỡ mảnh giấy đưa cho ông Martin: đó là lệnh của Tổng thống buộc ông phải ra đi trên chuyến bay cuối cùng này.

Nếu không, như tiết lộ của Đô đốc Gayler “Tôi có quyền áp giải trong trường hợp ông Đại sứ không tuân lệnh Tổng thống”. Đại sứ Martin bơ phờ ôm lá cờ Mỹ bước lên chiếc Lay Ace 09 vào lúc 4 giờ 58 phút.

Viên phi công phát tín hiệu “Tiger, Tiger, Tiger”, mật hiệu là đã đưa được ông Đại sứ lên trực thăng rồi. Hai giờ sau Martin gặp lại Polgar trên tàu sân bay Blue Ridge của Hạm đội 7.

Vài giờ sau, toán lính thủy quân lục chiến gác toà đại sứ lần vào cao ốc, khoá chặt cửa sau lại, để số người muốn tị nạn không vào được nữa. Chiếc trực thăng cuối cùng, yểm trợ bằng sáu chiếc Cobra gắn đại liên, chở toán này cất cánh.

11 giờ 30 ngày 30/4/1975, Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trên đài phát thanh

https://dear-friendship-vd.forum-viet.net

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết